Trước loạt động thái cứng rắn trên biển của thuyền viên Trung Quốc thời gian gần đây, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc gợi ư cho giới chức nước này về cách giải quyết t́nh trạng trên.
Theo
Chosun Ilbo, mới khoảng 14h30 ngày 30/4 vừa qua, một vụ đụng độ, ẩu đả xảy ra trên biển Hoàng Hải khiến bốn quan chức Hàn Quốc bị thương, khi lực lượng bảo vệ bờ biển nước này tiến hành kiểm tra thuyền nặng 227 tấn của Trung Quốc v́ t́nh nghi đánh cá bất hợp pháp tại khu vực biển phía Tây Bắc Hongdo, tỉnh Nam Jeolla.
Bốn quan chức Hàn Quốc bị các ngư dân Trung Quốc dùng dao và búa ŕu tấn công khiến một người bị thương ở đầu nhưng không đe dọa tới tính mạng, hai người bị thương nhẹ và một người được giải cứu sau khi rơi xuống biển. Họ đều được trực thăng đưa tới cấp cứu tại một bệnh viện ở Mokpo.
Ngay sau vụ đụng độ, giới chức bảo vệ bờ biển Hàn Quốc bắt giữ 9 thuyền viên Trung Quốc. Tuy nhiên, theo hăng tin
Yonhap, 7 ngư dân hôm nay được trả tự do “v́ không liên quan tới vụ tấn công”. Hai người c̣n lại là thuyền trưởng 36 tuổi và một thuyền viên 29 tuổi đang bị tạm giữ và lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc t́m căn cứ để ra lệnh bắt giữ chính thức đối với hai đối tượng này.
Trong khi đó, đài truyền h́nh Trung ương Trung Quốc đưa tin, tất cả 9 ngư dân bị bắt của nước này đều đang ở cảng Mokpo, Hàn Quốc. Đài này dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay, Bắc Kinh đang phối hợp làm việc với Seoul để làm rơ các chi tiết liên quan tới vụ xung đột này.
Ngư dân Trung Quốc ngày càng hung hăng.
Đây không phải vụ bạo lực duy nhất của ngư dân Trung Quốc tại khu vực mà Hàn Quốc cho là hải phận của ḿnh. Tháng 12 năm ngoái, trung sĩ Lee Cheong-ho bị một thuyền trưởng Trung Quốc đâm chết trong khi Seoul đang tiến hành chiến dịch ngăn chặn hoạt động đánh bắt cá trái phép của các ngư dân Trung Quốc.
Chosun Ilbo khẳng định, Bắc Kinh “luôn miệng” cam kết tăng cường kiểm soát ngư dân của ḿnh nhằm ngăn chặn những vụ việc đáng tiếc như trên xảy ra song t́nh h́nh đến nay không có ǵ thay đổi mà thậm chí c̣n gia tăng mạnh hơn. Các thuyền viên Trung Quốc giờ trang bị cả búa ŕu, liềm, dao và dáo mác để đối phó lực lượng tuần tra trên biển.
Trong khi đó, chỉ 107 trong số 210 cảnh sát biển Hàn Quốc được cấp những trang thiết bị cần thiết để tự vệ.
Chosun Ilbo nhấn mạnh, tất cả các nhân viên trong lực lượng bảo vệ bờ biển phải được trang bị dụng cụ cần thiết nhằm bảo vệ mạng sống của họ cũng như lợi ích của quốc gia.
Tuy nhiên, theo tờ báo, đó không phải giải pháp hữu hiệu khi đối phó với nạn đánh bắt trái phép của ngư dân Trung Quốc bởi Chính phủ không thể cứ mở rộng ngân sách măi để tăng cường trang thiết bị cho lực lượng bảo vệ bờ biển. Thay vào đó, giới chức cần đẩy mạnh nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn chặn t́nh trạng này.
Dẫu vậy,
Chosun Ilbo cho rằng, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các sản phẩm Hàn Quốc trong khi Seoul chỉ chiếm 4% các mặt hàng xuất khẩu của Bắc Kinh. Do đó, lẽ đương nhiên là Trung Quốc sẽ không dễ dàng chấp thuận các yêu cầu của Hàn Quốc.
V́ vậy, trong ngắn hạn, Chính phủ cần tính đến khả năng để ngư dân Trung Quốc và Hàn Quốc cùng chia sẻ lợi ích trên biển. Tuy nhiên, trong tương lai, Hàn Quốc cần nhanh chóng hạn chế sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, theo đó có thể mạnh tay chặn đứng t́nh trạng hống hách của các ngư dân Trung Quốc.
Trà My (theo Chosun Ilbo)