- Gần đây có thông tin cho rằng, Bộ Quốc pḥng Nga lại một lần nữa đặt hàng mua thêm hệ thống tên lửa pḥng không đă tương đối cũ S-300V (SA-12).
Trang web công nghiệp quốc pḥng dẫn lời giới chức quân sự Nga mới đây đưa tin, hệ thống tên lửa pḥng không tiên tiến nhất S-400 (SA-21) đă bắt đầu được trang bị cho các đơn vị pḥng không của Nga với số lượng lớn. Hệ thống tên lửa hiện đại này dự kiến sẽ dần thay thế cho hệ thống tên lửa phong không S-300.
Theo kế hoạch, vài năm gần đây, quân đội Nga đă trang bị 5 hệ thống tên lửa S-400 cho các tiểu đoàn tên lửa pḥng không của ḿnh.
Hệ thống tên lửa S-300V do Nga sản xuất
Tuy nhiên, gần đây có thông tin cho rằng, Bộ Quốc pḥng Nga lại một lần nữa đặt hàng mua thêm hệ thống tên lửa pḥng không đă tương đối cũ S-300V (SA-12).
Các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, động thái này của Bộ Quốc pḥng Nga cho thấy dự án S-400 vẫn đang vấp phải một số vấn đề , trong đó có thể là do tính năng sản xuất chưa đủ đă dẫn tới sự chậm trễ trong việc triển khai.
Ngoài ra, công tác nghiên cứu hệ thống tên lửa thế hệ mới S-500 đang bế tắc cũng có thể là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc quân đội Nga muốn mua thêm hệ thống tên lửa pḥng không được cho là đă cũ này.
Hệ thống tên lửa S-300 lần đầu tiên được NATO biết đến trong thời kỳ chiến tranh lạnh, khi đó nó được gọi là SA-10.
Hệ thống tên lửa hiện đại này bắt đầu được trang bị cho lực lượng pḥng không Liên Xô vào cuối những năm 1970. Kể từ đó đến nay, hệ thống tên lửa S-300 đă trải qua nhiều lần nâng cấp.
Đến cuối những năm 1980, NATO bắt đầu gọi tên lửa S-300 là SA-12, cho đến khi hệ thống tên lửa S-400 được chế tạo dựa trên cơ sở kỹ thuật của tên lửa S-300 và nó được trang bị cho quân đội Nga từ năm 2007.
Hiện nay, hệ thống tên lửa S-400 đă được quân đội Nga trang bị cho các tiểu đoàn pḥng không tại thủ đô Moscow và khu vực Viễn Đông.
Cùng với đó, hiện có hơn 160 tiểu đoàn pḥng không được trang bị hệ thống tên lửa S-300, trong đó đa số là loại tên lửa đă lỗi thời S-300 (SA-10).
Trong số những hệ thống tên lửa S-300 hiện nay của quân đội Nga chỉ có 1/3 là đang trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, số c̣n lại được đưa vào kho dự trữ.
Mỗi tiểu đoàn tên lửa S-300 được trang bị 1 radar cảnh báo từ xa và 6 xe vận chuyển chuyên dụng (mỗi xe có thể vận chuyển được 2-4 quả tên lửa).
Trong khi đó, mỗi tiểu đoàn S-400 được trang bị 8 bệ phóng (mỗi bệ phóng chưa 2 quả tên lửa), 1 xe chỉ huy và 1 trạm radar.
Hệ thống tên lửa S-400
Phạm vi bắn tối đa của tên lửa S-300V (SA-12 ) là 75 km, tương đương với phạm vi bắn của tên lửa Patriot của quân đội Mỹ. S-300V cũng có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Tên lửa S-300V luôn được đặt trong các bệ phóng (mỗi bệ phóng được lắp đặt 2-4 quả tên lửa). Mỗi bệ phóng được lắp đặt 1 radar dẫn đường riêng.
Quân đội Nga đă từng tuyên bố, tính năng của hệ thống tên lửa S-400 vượt trội hơn so với hệ thống Patriot của Mỹ. Hiện Nga đă bắt đầu quảng bá hệ thống tên lửa tiên tiến này ra thị trường quốc tế.
Trọng lượng của tên lửa S-400 là 1,8 tấn, chiều dài 8,4 m. Đầu đạn có đường kính 50 cm và nặng 145,5 kg. Tầm bắn tối đa là 400 km và có thệ tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 30 km.
Radar của S-400 có thể phát tín hiệu từ mục tiêu cách xa 700 km. Khoảng cách đánh chặn của S-400 xa gần gấp 5 lần so với hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ. S-400 c̣n có khả năng tiêu diệt cả máy bay tàng h́nh.
Mặc dù hệ thống tên lửa này vẫn chưa có một lần thử nghiệm chính thức, nhưng theo các chuyên gia phân tích, S-400 là một hệ thống pḥng không có khả năng uy hiếp lớn đối với bất kỳ mục tiêu nào.
My Thái (Theo Thời báo Hoàn Cầu)