Hy Lạp trong ṿng xoáy rối ren chính trị - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 05-15-2012   #1
jojolotus
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
jojolotus's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 57
jojolotus Reputation Uy Tín Level 1jojolotus Reputation Uy Tín Level 1
Default Hy Lạp trong ṿng xoáy rối ren chính trị

Hy Lạp đang lâm vào t́nh cảnh chính trị rối ren khi không thể thành lập được chính phủ liên minh để thực thi các điều kiện của gói cứu trợ tài chính thứ hai. Điều này có thể sẽ khiến Hy Lạp trở thành nước đầu tiên phải rời khỏi khu vực eurozone.

Những ngày qua, bầu không khí ngột ngạt đă đè nặng lên chính trường Hy Lạp khi cả ba chính đảng về đầu trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/5 vừa qua đă không thể đi đến nhất trí về việc thành lập chính phủ liên minh dù thời hạn chót (ngày 17/5) sắp đến.

Điều này đang đặt Athen trước hai lựa chọn khó khăn: hoặc phải tiến hành một cuộc tổng tuyển cử mới, hoặc chính thức tuyên bố phá sản và rút ra khỏi Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone).

Nỗ lực khó khăn

Trong nỗ lực vớt vát, Tổng thống Hy Lạp Karolos Papoulias đă triệu tập lănh đạo của ba chính đảng, gồm Chủ tịch đảng Dân chủ Mới (ND) Samaras, Chủ tịch Liên minh các lực lượng cực tả (SYRIZA) Alexis Tsipras và Chủ tịch đảng Xă hội Hy Lạp (PASOK) Evangelos Venizelos, đến dinh tổng thống để cùng đàm phán thành lập chính phủ liên minh.



Tổng thống Hy Lạp Papoulias chủ tŕ nỗ lực thành lập chính phủ mới.

Tuy nhiên, nỗ lực phút chót này cũng không đem lại kết quả v́ cả 3 chính đảng, lần lượt về nhất, nh́, ba trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua, đều khăng khăng bám giữ những quan điểm khác biệt về các biện pháp tài chính khắc khổ mà chính phủ mới ở Hy Lạp sẽ phải thực hiện theo yêu cầu mà châu Âu đặt ra cho gói cứu trợ tài chính thứ hai.

Lănh đạo đảng SYRIZA, ông Alexis Tsipras, khẳng định đảng của ông sẽ không tham gia bất kỳ chính phủ liên hiệp nào muốn thực thi các điều khoản của thỏa thuận cứu trợ v́ cho rằng các điều khoản này quá nghiệt ngă.

“Các biện pháp khắc khổ của gói cứu trợ đă bị chính người dân Hy Lạp lên án qua lá phiếu của ḿnh và không chính phủ nào có quyền tiếp tục thực hiện”, ông Tsipras cảnh báo.

"Người dân Hy Lạp đă phải thống khổ để trả lăi lũy kế và giúp làm giàu cho hệ thống ngân hàng tư nhân của Hy Lạp, cũng như của châu Âu", ông John Bournos, người phát ngôn đảng cánh tả SYRIZA, nói thêm.

Các nhà phân tích cho rằng đảng SYRIZA đang đặt hy vọng vào một cuộc tổng tuyển cử khác, sa khi kết quả một cuộc thăm ḍ dư luận gần đây cho thấy SYRIZA có thể sẽ nhảy hai bậc để vươn lên vị trí dẫn đầu tại Quốc hội, cho dù vẫn chưa đạt được đa số tuyệt đối.

Trước đó, Tổng thống Papoulias cũng đă lần lượt giao quyền thành lập chính phủ cho lănh đạo của cả 3 đảng nhưng không đạt được kết quả.

Dự kiến, Tổng thống Papoulias cũng sẽ thảo luận với các đảng bên lề như đảng B́nh minh Vàng, một đảng cực hữu chủ trương bài nhập cư để t́m kiếm thêm hy vọng cho cơ hội thành lập chính phủ mới.

Khả năng tiến hành tổng tuyển cử mới

Nếu nỗ lực thành lập chính phủ liên minh bị sụp đổ hoàn toàn, Tổng thống Papoulias sẽ phải kêu gọi tiến hành một cuộc tổng tuyển cử mới vào tháng 6, nếu như Athen chưa muốn bị đẩy ngay ra khỏi eurozone.

Theo các cuộc thăm ḍ dư luận, nếu một cuộc bầu cử được tiến hành, cán cân quyền lực có xu hướng nghiêng về những người theo đường lối phản đối thỏa thuận cứu trợ. Cụ thể, đảng cực tả SYRIZA sẽ có khả năng tập hợp được thêm nhiều lá phiếu để giành được thêm 50 ghế trong quốc hội gồm 300 ghế của nước này.



Chủ tịch SYRIZA, ông Alexis Tsipras, người đang kỳ vọng sẽ trở thành Thủ tướng Hy Lạp ở tuổi 38.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hai chính đảng đứng đầu trong Quốc hội là ND và PASOK sẽ bị mất thêm ghế so với mức hiện nay.

Vấn đề đặt ra là, ngay cả khi tổ chức tổng tuyển cử mới, nguy cơ Hy Lạp phải rút khỏi Eurozone cũng vẫn rất cao, v́ như trên đă nói, lănh đạo đảng SYRIZA đă khẳng định sẽ không thành lập hay tham gia bất kỳ chính phủ nào thực thi các biện pháp tài chính khắc khổ.

Đó là chưa kể tới những hệ lụy của việc bầu cử sẽ gây hỗn loạn trên các thị trường tài chính ở cả Hy Lạp và trên toàn châu Âu.

Khi các chính khách Hy Lạp thừa nhận không thể thành lập một chính phủ liên minh ngày 11/5, đồng euro đă giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2012 và thị trường chứng khoán của Hy Lạp giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ qua.

Đâu là giải pháp cho Hy Lạp?

Có thể nói không quá rằng, Hy Lạp đang trong t́nh cảnh rối ren chính trị nghiêm trọng do sự chia rẽ sâu sắc giữa các chính đảng trong việc thực thi gói thỏa thuận cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Rối ren nảy sinh kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6/5. Theo đó, do ba đảng ND, PASOK và SYRIZA đạt được số phiếu gần ngang nhau trong cuộc bầu cử nên đă tạo ra sự chia rẽ ở thế cân bằng trong Quốc hội, từ đó tạo ra sự ngáng trở lẫn nhau trong việc thành lập chính phủ liên hiệp.

Cụ thể trong cuộc bầu cử này, số phiếu dành cho PASOK và ND đă giảm xuống chỉ c̣n 32% so với mức 80% trước đây. Đây là hai đảng từng đóng vai tṛ chi phối chính trường Hy Lạp trong nhiều năm qua và đă cùng nhau thương lượng về thỏa thuận cứu trợ. Trong khi đó, các đảng nhỏ trước đây, trong đó có SYRIZA, nay lại được nhận thêm nhiều lá phiếu ủng hộ do có quan điểm phản đối thỏa thuận cứu trợ của châu Âu.



Cử tri SYRIZA ăn mừng sau khi về nh́ trong bầu cử Quốc hội.

Theo thỏa thuận cứu trợ của EU và IMF dành cho Hy Lạp, Athen phải thực hiện các biện pháp giảm lương, tăng thuế, sa thải nhân viên nhà nước, bán bớt các tài sản nhà nước và cải cách luật lao động.

Các nhà lănh đạo EU cho rằng đây là những biện pháp cần thiết nếu Athen muốn có khả năng thanh toán nợ. Trong khi đó, những người phản đối cho rằng "liều thuốc đắng" này là thất sách, khiến Hy Lạp không thể trỗi dậy từ cuộc suy thoái tồi tệ nhất của khu vực đồng euro.

Trước thực trạng bế tắc tại Hy Lạp hiện nay, giới chức ngân hàng châu Âu đă công khai bày tỏ nguy cơ Athen sẽ phải rời khỏi khu vực đồng euro hiện đang có 17 thành viên.

“Nếu Athen không giữ lời th́ đó là sự lựa chọn của họ. Nhưng hậu quả là sẽ không c̣n cơ sở cho số tiền cứu trợ tiếp theo”, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức Jens Weidmann nói.



Người dân Hy Lạp quay lưng lại với các biện pháp thắt lưng buộc bụng.

Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Ireland cũng nhận định việc Hy Lạp rời khỏi eurozone có thể sẽ để lại một số hậu quả nặng nề song không đến mức đẩy đồng euro đến chỗ “khai tử”.

“Viễn cảnh Hy Lạp rời eurozone không nhất thiết khai tử đồng euro, nhưng điều đó không hề hấp dẫn chút nào”, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ireland Patrick Honohan khẳng định.

Cũng theo ông Honohan, “đây sẽ là một cú sốc ḷng tin đối với toàn bộ khu vực đồng euro. Nó sẽ làm cho các hoạt động trong khối thêm phức tạp đến chừng nào mọi việc lắng xuống”.

Trước đó, hăng tin Bloomberg cũng dẫn lời ông Per Jansson, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Điển, nói rằng các ngân hàng trung ương trên khắp châu Âu đă bắt đầu thảo luận về việc Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro và làm thế nào để ứng phó với hậu quả của nó.

“Tôi sẽ rất cẩn trọng nếu phỏng đoán rằng quá tŕnh Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro sẽ diễn ra không đau đớn và không có diễn biến phức tạp nào”, ông Per Jansson trả lời một cách thận trọng.

Ở bên trong Hy Lạp, nhật báo Kathimerini có tư tưởng tự do cũng đă lên tiếng cảnh báo người dân về một thảm họa không xa đối với đất nước và nền kinh tế một khi Athen buộc phải từ bỏ đồng euro để quay lại với đồng drachma trước đây.

Tuy nhiên, bức tranh mầu tối ở Hy Lạp vẫn nổi lên một vài gam sáng khi Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tiền tệ của châu Âu Olli Rehn cho rằng khả năng Athen ở lại eurozone chưa phải đă hết.

“Tôi vẫn tin rằng Hy Lạp có thể ở lại khu vực đồng euro và t́m cách đảm bảo rằng họ tôn trọng các cam kết", ông Olli Rehn cho biết, không quên nhấn mạnh thêm rằng nếu Hy Lạp ra khỏi eurozone th́ chính họ sẽ bị tổn thương nhiều hơn châu Âu.

Đức Vũ - DânViệt
jojolotus_is_offline  
Attached Images
 
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 11:01.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06601 seconds with 12 queries