Chàng rể làm nhà mồ tặng... bố vợ - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 05-17-2012   #1
dh2003
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
dh2003's Avatar
 
Join Date: Sep 2008
Posts: 9,141
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 26
dh2003 Reputation Uy Tín Level 1dh2003 Reputation Uy Tín Level 1
Default Chàng rể làm nhà mồ tặng... bố vợ

Gần 20 năm trước, trong khi kiến trúc văn hoá nhà mồ của đồng bào Cơtu đang có nguy cơ biến mất, thì ở thôn Aliêng, xã Ating (thuộc huyện miền núi Đông Giang, Quảng Nam) lại xuất hiện một ngôi nhà mồ với kiểu dáng khá mới lạ, độc đáo.

Đây chính là "quà tặng" của chàng trai Cơtu tài hoa Bríu Nga dành riêng cho người bố vợ, được xem như một công trình kiến trúc nhà mồ kiểu mẫu còn sót lại của đồng bào Cơtu trên dãy Trường Sơn đại ngàn.



Già làng Bríu Nga bên công trình nhà mồ "tặng" cho người bố vợ.

Làm nhà mồ theo ý nguyện của bố vợ

Già làng Bríu Nga kể lại: "Cách đây hơn 20 năm, khi ấy bố vợ của mình đã đến tuổi "gần đất xa trời". Ông chỉ có duy nhất một người con gái, là vợ của mình. Nhưng ông có một ý nguyện là đến lúc ra đi, muốn được chính tay con rể xây dựng cho một ngôi nhà mồ to đẹp, đúng theo kiến trúc nhà mồ cổ của người Cơtu. Rồi ông thường kể cho tôi nghe rất nhiều về những công đoạn để làm nhà mồ. Khi thì ông dùng than củi vẽ những hình nguệch ngoạc, đơn sơ mô phỏng dáng dấp của ngôi nhà mồ cổ lên nền sân đất". Chỉ có vậy, Bríu Nga đã bắt tay vào thực hiện. Ông đã bán cả đàn trâu, bò của mình để lấy tiền mua vật dụng cần thiết, rồi huy động đám thanh niên trong làng cùng vào rừng đốn gỗ, đưa về nhà làm công trình nhà mồ tặng cho bố vợ.

Ngày qua tháng lại, gần một năm ròng hì hục đục đẽo, miệt mài chạm trổ, cuối cùng nhà mồ cũng được hoàn thành. Ngày nhà mồ được dựng lên cạnh tỉnh lộ ĐT604, cả làng Aliêng cùng nhau kéo đến nhà Bríu Nga để múa hát ăn mừng suốt mấy ngày liền. Những người khách phương xa thì chỉ nghe kể lại cũng lũ lượt kéo nhau về tận nơi xem cho "đã con mắt".

Từ khi nhà mồ được xây dựng xong, không hiểu vì sao mà cụ ông Đinh Văn Đen (bố vợ của Bríu Nga) lại khỏi hẳn bệnh, cái bệnh mà đã làm ông cụ không thể đi lại từ nhiều tháng trước đó. Hơn 5 năm sau thì ông cụ mới nhắm mắt xuôi tay, mãn nguyện nằm trong ngôi nhà mồ được chính người con rể xây dựng. Sự ra đi của bố vợ Bríu Nga khá nhẹ nhàng, mãn nguyện được đồng bào ca tụng nhờ tài năng và lòng hiếu thảo của người con rể.



Cận cảnh ngôi nhà mồ "độc" nhất vùng Trường Sơn đại ngàn.

"Đối với đàn ông Cơtu, một trong những việc quan trọng nhất là làm nhà mồ cho bố vợ. Nhà mồ càng đẹp, vai trò vị trí của họ càng lớn, càng có uy tín. Mặc dù anh có giàu có bao nhiêu đi chăng nữa, nếu không làm nổi nhà mồ cho bố vợ thì cũng chỉ được xem thuộc loại người tầm thường mà thôi... Từ quan điểm đó và những lời trăn trở của bố vợ trước lúc lâm nguy mà tôi đã dày công mày mò, tự tay làm nên được ngôi nhà mồ độc đáo. Với tôi, nó chính là Ping a chua (ngôi nhà mồ to đẹp nhất - PV) để làm "món quà" đưa tiễn bố vợ về nơi chín suối" - Bríu Nga tâm sự.

Kiến trúc nhà mồ "độc" nhất Trường Sơn

Đưa chúng tôi đến thăm ngôi nhà mồ mà ông dày công làm nên xây dựng cho bố vợ, Bríu Nga chỉ cho chúng tôi từng hình tượng điêu khắc, chạm trổ cụ thể qua những lời thuyết minh. Theo ông Nga, khi xây dựng ngôi nhà mồ nhất thiết phải có đến 6 cột, 4 kèo, 4 đầu trâu hai bên, một hình rồng trên nóc được chạm khắc hoàn hảo, đối xứng. Đặc biệt, bên trong nhà mồ bao giờ cũng có tấm đong Pa ză (tức nhà múa, thể hiện sự thương tiếc đối với người mất) được chạm khắc rất tinh vi với nhiều chi tiết lạ mắt và độc đáo như: Heo rừng, cá, cua, rắn, ngựa và hai bên là hai đầu trâu húc nhau đối diện.

Để thực hiện một công trình nhà mồ, nghệ nhân phải tốn rất nhiều công sức, của cải phục vụ cho công trình. Tuy vậy, theo ông Bríu Nga, cái khó nhất trong việc tạo được nhà mồ là việc đục đẽo, chạm khắc. Bên cạnh đó, yếu tố về kinh phí để xây dựng được nhà mồ cũng không phải là chuyện nhỏ. Thông thường, chỉ có những nhà khá giả (có nhiều của cải, trâu bò, chiêng ché,...) thì mới huy động được nguồn nhân lực chuẩn bị các nguyên vật liệu từ trên rừng về, rồi phải qua các công đoạn phức tạp mới có thể phục dựng nguyên sơ.



Chân dung nghệ nhân tài hoa Bríu Nga.

"Theo phong tục của người Cơtu, làm nhà mồ không phải thích làm như thế nào cũng được. Mà muốn chạm khắc bao nhiêu đầu trâu thì phải giết bấy nhiêu con trâu để cúng thần linh và mời dân làng đến chứng kiến. Rồi đến khi làm xong thì phải thẩm định ý kiến của rất nhiều già làng am hiểu và có uy tín. Có như vậy thì ngôi nhà mồ mới thực sự có ý nghĩa và nâng cao giá trị mỹ nghệ của người làm..." - ông Bríu Nga cho biết thêm.

Nhìn những hình tượng nghệ thuật điêu khắc được Bríu Nga "thổi hồn" vào nhà mồ, chúng tôi thật sự khâm phục tài nghệ của già làng Cơtu này. Bởi ngoài những điêu khắc được chạm trổ khá công phu ở phần bên ngoài, bên trong nhà mồ còn có những hình tượng nghệ thuật được chạm khắc tinh tế, thể hiện tài năng của người nghệ nhân với đôi bàn tay vàng, tài hoa. Theo một số già làng am hiểu về văn hoá nhà mồ của người Cơtu thì đến nay, hầu hết các vùng có người Cơtu sinh sống, không nơi nào có được ngôi nhà mồ lại vừa đẹp, vừa có giá trị như nhà mồ của bố vợ Bríu Nga. Đây được xem là một nhà mồ kiểu mẫu của người Cơtu, rất cần được gìn giữ và truyền đạt cho các thế hệ con cháu mai sau.

Theo già làng Y Kông (84 tuổi, nguyên chủ tịch UBND huyện Đông Giang, hiện đang sinh sống tại thôn Tống Coói, xã Ba, Đông Giang): Trước đây (thời Pháp thuộc), tại thôn Pà Xuông (nay là thôn Tà Lâu, xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) từng có nhà mồ đẹp tương tự như nhà mồ của bố vợ Bríu Nga hiện nay, nhưng do chiến tranh loạn lạc nên giờ không còn. Và cho đến thời điểm này, kiến trúc nhà mồ của Bríu Nga được xem là đẹp và công phu nhất đồng bào Cơtu. Công trình nhà mồ do ông Bríu Nga xây dựng không chỉ mang ý nghĩa báo hiếu cho bố vợ, mà còn góp phần gìn giữ nét văn hóa truyền thống lâu đời của đồng bào Cơtu, giúp quảng bá hình ảnh, văn hóa và con người miền Tây xứ Quảng đến với du khách thập phương.

Với tài năng của mình, năm 2010, Bríu Nga được dân làng tín nhiệm bầu làm già làng, kiêm trưởng thôn Aliêng. ông Pơloong Chiến, Chủ tịch UBND xã Ating đánh giá rất cao giá trị ngôi nhà mồ cũng như công sức đóng góp của già làng Bríu Nga trong phong trào ở địa phương. ông Chiến cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với tài nghệ của già làng Bríu Nga, thông qua ngôi nhà mồ độc nhất của đồng bào Cơtu ở Quảng Nam.

"Nhà mồ truyền thống của người Cơtu làm bằng gỗ như vậy hiện nay không còn nhiều và những nghệ nhân biết chế tác cũng rất hiếm. Nên việc gìn giữ cũng như việc đào tạo những nghệ nhân kế cận là vô cùng cần thiết nhằm, giữ gìn nét đặc sắc trong văn hoá Cơtu. Tuy nhiên, cái khó vẫn là ý thức văn hoá của người dân bởi nhà mồ hiện nay của người Cơtu đã theo trào lưu hiện đại, không còn giá trị như nhà mồ của ông Bríu Nga" - ông Chiến nói.

Nghệ nhân phục dựng nhà mồ tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Năm 2006, công trình nhà mồ của Bríu Nga đã được Viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam "đặt hàng" và mời ông ra Hà Nội để phục dựng lại ngôi nhà mồ của người Cơtu, được trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Cũng trong thời gian này, Bríu Nga vinh dự được phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân Dân gian" và được Trung tâm Khoa học - Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Bảo tàng Dân tộc học tặng bằng khen về thành tích "Tham gia trình diễn các hoạt động bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vào tháng 2/2006".

Hiểu Anh - Vương Hoàng
Theo nguoiduatin
dh2003_is_offline  
Attached Images
 
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 17:48.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08915 seconds with 12 queries