Bayern vừa kết thúc một mùa giải sóng gió nhưng cực kỳ đáng nhớ. Phải đón nhận “cú ăn 3” á quân lịch sử như của Leverkusen cách đây 10 năm, nhưng thành tích đáng buồn ấy không phải là sự tuyệt vọng. Người Đức chỉ đau v́ Bayern và nền bóng đá của họ đang mất dần truyền thống…
Trong một lần đến Vienna (Áo) trên chiếc xe ḅ chở sữa để cứu đứa cháu vô ơn, nhà soạn nhạc thiên tài Ludwig van Beethoven biết ḿnh sẽ chết trong nay mai. Ông che giấu mọi cảm xúc để nhẹ nhàng tuyên bố: “Hăy vỗ tay đi, vở kịch đă đến lúc hạ màn”, đồng thời tiếp tục hoàn tất 13 bản giao hưởng.
Wolfgang Mozart sống trong một cuộc đời khốn khổ: 3 đứa con qua đời cùng những t́nh yêu không được đáp trả. Nhưng những ngày cuối đời, ông vẫn viết 32 bản nhạc các thể loại, dù cho gần một nửa không thể hoàn thành, trong đó có bản Riquiem (Cầu hồn). Nhưng chính sự dang dở của Riquiem đă tạo nên huyền thoại về nó với sự bí ẩn…
Người Đức đă tạo nên tính cách Đức. Khi đứng trên ranh giới cuối cùng của sự sống và cái chết, giá trị đích thực của niềm tin mới được thể hiện.
Nước Anh từng bị ám ảnh bởi câu nói của G.Lineker: “Bóng đá là tṛ chơi của 22 cầu thủ. Và cuối trận đấu, người Đức luôn giành chiến thắng!”. Nước Pháp luôn bị hăm dọa bởi tuyên bố của M.Platini: “Khi thi đấu với người Đức, hăy thắt chặt dây giày và chiến đấu đến tận phút cuối cùng”. Bóng đá Đức là như thế. Họ đă cho cả thế giới biết thế nào là ư chí, là bản lĩnh và khát khao chinh phục. Nhưng giá trị truyền thống không phải vĩnh hằng. Nó tồn tại như bản năng mà không phải lúc nào cũng có thể trở thành vũ khí.
Đă 11 năm, người Đức không được vinh quang gơ cửa. Những tác phẩm kinh điển tưởng như đă ra đời nhưng rút cuộc lại kết thúc trong dang dở…
Hết World Cup (2002) rồi lại EURO (2008), đến cả Champions League (Leverkusen 2002, Bayern 2010, 2012) và UEFA Cup (Bremen 2009), bóng đá Đức đă có quá nhiều cơ hội tạo nên lịch sử, đă tiến sát đến ngưỡng cửa vinh quang, nhưng tất cả đều kết thúc như số phận của bản nhạc Riquiem…
Vẫn biết thất bại nào cũng cay đắng. Vẫn biết lỗi thuộc về chính họ bởi đă không nắm bắt được thời cơ. Nhưng trong tất cả kết cục ấy, vẫn có những tiếc nuối, nhói đau!
Có lẽ sự tiếc nuối đến từ cách mà người Đức đă đón nhận thất bại. Năm 1999, Bayern thua M.U với thế trận vượt trội hoàn toàn. 13 năm sau, Bayern lại thua một đội bóng Anh khác khi chơi trên chân. Rồi hàng loạt những thất bại nữa ở thế kẻ mạnh, người Đức đă phải hứng chịu sự trừng phạt ở những giây phút tận cùng, thời điểm mà đáng lẽ, theo truyền thống, họ phải là người làm chủ.
Kể từ ngày một thế hệ HLV mới nổi lên như Sammer, Klinsmann, Loew, Klopp… bản chất bóng đá Đức đă thay đổi cả về tư duy lẫn định hướng. Khi xuất hiện ở Bundesliga, những ngôi sao ngoại đắt giá đă tạo ra một con dao hai lưỡi. Các đội bóng Đức luôn đi đến cuối con đường, nhưng lại chẳng thể lên đến đỉnh vinh quang. ĐT Đức hay Bayern là những ví dụ.
Họ thua v́ sự tận hiến, v́ đă trót hướng ḿnh đến vẻ đẹp thực sự của sự cống hiến. Những thất bại vĩ đại đang thay thế những chiến thắng mang phong cách truyền thống thực dụng, lối chơi bóng bằng ư chí, sự lỳ lợm đáng sợ.
Mọi khái niệm chỉ tồn tại vĩnh hằng chứ không thể có giá trị vĩnh hằng. Catenaccio của Italia đă chết. Libero của chính người Đức không c̣n. Tổng lực của Hà Lan chết yểu cũng trong những tấn bi kịch. Sự hào hoa của Pháp được thay bằng phong cách hỗn loạn đến mức khó giải thích. Vậy th́ truyền thống bản lĩnh và ư chí Đức cũng không thể có giá trị vĩnh hằng. Bởi lẽ, chính người Đức đang tự triệt tiêu nó để hướng tới sự hoàn mỹ mà ở đó, khái niệm bản lĩnh chỉ có ư nghĩa… phông nền.
Bóng đá Đức đă đến lúc phải lựa chọn: hoặc tập trung hoàn thành những tác phẩm kể cả trong những thời khắc cuối như Beethoven, hoặc sẽ chỉ vĩ đại như bản Riquiem dang dở…
Theo Bongdaplus