Trung Quốc đă tung ra những hồ sơ lịch sử để củng cố tuyên bố chủ quyền về một băi cạn tranh chấp ở gần Philippines tại Biển Đông.
Theo các chuyên gia hàng hải, trong khi chiến dịch tuyên truyền rơ ràng thể hiện việc Bắc Kinh sẽ có quan điểm cứng rắn với Manila ở cuộc đụng độ tại băi cạn Scarborough th́ những lư lẽ pháp lư chính xác cho các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và phạm vi lănh thổ bị ảnh hưởng lại vẫn không hề chắc chắn.
Giống như hầu hết các tuyên bố chủ quyền với toàn bộ vùng biển giàu tài nguyên và chiến lược quan trọng Biển Đông, Bắc Kinh vẫn c̣n mơ hồ về các chi tiết.
Điều đó cho phép giới lănh đạo Trung Quốc thể hiện trước những người dân với chủ nghĩa dân tộc đang tăng cao rằng, họ có thể bảo vệ quyền của Trung Quốc trong kiểm soát một vùng lănh thổ đại dương.
Theo tiết lộ của WikiLeaks, một chuyên gia luật hàng hải cấp cao của chính phủ Trung Quốc đă thừa nhận không biết căn cứ lịch sử cho đường 9 đoạn. Ảnh: wordpress
"Sự mập mờ này phục vụ mục đích trong nước của Trung Quốc là đảm bảo tính hợp pháp của chính phủ và thỏa măn quan điểm dân chúng”, Sun Yun, một chuyên gia đối ngoại Trung Quốc tại Washington D.C từng là nhà phân tích cho Tổ chức nghiên cứu khủng hoảng quốc tế cho biết.
Điểm nóng
Xung đột chủ quyền ở Biển Đông khiến nơi đây trở thành một trong những điểm nóng nhất, có nguy cơ châm ng̣i cho xung đột tại châu Á - Thái B́nh Dương.
Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei đều có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông - vùng biển cung cấp khoảng 10% lượng cá đánh bắt toàn cầu và mang giá trị 5 ngh́n tỉ USD trong giao dịch thương mại đường biển.
Mỹ - nước tuyên bố có lợi ích quốc gia ở Biển Đông - gần đây đă tiến hành tập trận hải quân với Philippines gần băi cạn Scarborough. Họ tăng cường sự hiện diện trong khu vực với nỗ lực thực hiện một phần chiến lược “trục xoay” hướng về châu Á sau hơn một thập niên chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.
Đối đầu gay gắt ở băi cạn Scarborough (mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) bắt đầu từ tháng trước, khi Bắc Kinh điều tàu hải giám ngăn chặn không cho Philipines bắt giữ các ngư dân Trung Quốc ở khu vực tranh chấp.
Cả Bắc Kinh và Manila đều tuyên bố chủ quyền với băi cạn. Philippines nói, nó nằm trong phạm vi 200 hải lư vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) - nghĩa là họ có quyền khai thác các tài nguyên tự nhiên trong khu vực này.
Hồ sơ lịch sử
Trong một phản ứng có phối hợp từ Bắc Kinh, người phát ngôn chính thức của chính phủ, các nhà ngoại giao cấp cao và báo chí đều đưa ra những viện chứng lịch sử từ các triều đại cổ xưa để đáp trả tuyên bố chủ quyền của Manila.
Họ nói, tài liệu cho thấy, các thủy thủ Trung Quốc đă phát hiện ra đảo Hoàng Nham từ 2.000 năm trước và trích dẫn hồ sơ các chuyến thăm, quyền hoạch định bản đồ cũng như cư trú của băi cạn từ thời Tống (960-1279 SCN) cho tới thời kỳ hiện đại.
Trung Quốc c̣n triển khai một số tàu tuần tra bán quân sự hiện đại nhất tới băi cạn như nỗ lực thể hiện sức mạnh trỗi dậy, cho dù vẫn đang giữ hải quân ở một khoảng cách nhất định.
Một người phát ngôn chính phủ Philippines hôm thứ tư cho hay, Trung Quốc có gần 100 tàu thuyền ở băi cạn, gồm cả 4 tàu tuần tra chính phủ. Trước đó, Manila yêu cầu tất cả tàu thuyền Trung Quốc rời khỏi khu vực.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời rằng, chỉ có 20 tàu cá Trung Quốc tại đây - một số lượng b́nh thường tại thời điểm này trong năm và khẳng định họ hoạt động phù hợp với pháp luật Trung Quốc.
Đường 9 đoạn
Các chuyên gia lưu ư rằng, Bắc Kinh thường xuyên đưa ra phạm vi tuyên bố chủ quyền của họ với cái gọi là đường 9 đoạn, bao trùm khoảng 90% trong 3,5 triệu km2 Biển Đông trên các bản đồ Trung Quốc.
Ranh giới mơ hồ này lần đầu tiên được chính thức công bố trên một bản đồ của chính quyền Trung Quốc năm 1947 và được tái hiện ở những bản đồ sau đó.
Trong khi Bắc Kinh không gặp khó khăn ǵ khi sản xuất ra những bằng chứng lịch sử để hỗ trợ cho các tuyên bố chủ quyền liên quan tới rất nhiều đảo, vỉa đá th́ lại có rất ít tài liệu để chứng tỏ bản đồ 9 đoạn xuất phát từ đâu.
Bức điện tín ngoại giao tháng 9/2008 của Mỹ mà WikiLeaks tiết lộ cho thấy, đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh thông tin rằng, một chuyên gia luật hàng hải cấp cao của chính phủ Trung Quốc - Yin Wenqiang - đă “thừa nhận” ông không biết căn cứ lịch sử cho đường 9 đoạn.
Băi cạn Scarborough rơi vào phạm vi đường 9 đoạn, cũng như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - hai nhóm đảo quan trọng nhất đang có tranh chấp ở Biển Đông.
Luật Biển
Trung Quốc luôn khẳng định có chủ quyền với cả hai quần đảo trên nhưng vẫn chưa xác định rơ bao nhiêu phần lănh thổ c̣n lại nằm trong phạm vi đường 9 đoạn mà họ đưa ra yêu sách tuyên bố chủ quyền.
Một lư do cho sự thiếu minh bạch này là, Trung Quốc đă kư vào Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Nếu Bắc Kinh xác định rơ các tuyên bố chủ quyền của ḿnh để phù hợp với những quy định của công ước này, th́ rơ ràng họ sẽ bị giảm bớt phạm vi lănh thổ mong muốn và chính quyền sẽ đối mặt với những chỉ trích khi chủ nghĩa dân tộc dâng cao.
Ở phương diện khác, nếu Bắc Kinh tối đa hóa phạm vi các yêu sách chủ quyền bao gồm toàn bộ hay hầu hết khu vực trong đường 9 đoạn, họ sẽ gặp khó khăn khi bào chữa theo luật quốc tế và gây phản ứng với những nước láng giềng.
"Không có lựa chọn nào dẫn tới viễn cảnh hứa hẹn”, Sun nói.
Điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ tiếp tục mơ hồ, các chuyên gia nhấn mạnh, nhất là trong bối cảnh nước này đứng trước sự chuyển giao lănh đạo dự kiến vào cuối năm nay.
Theo VNN/ Reuters