Mỹ phải ra đi, Afghanistan mới có thể tự ḿnh đứng lên?
Quyết định rút lui trong thất bại, Mỹ để lại một Afghanistan hỗn loạn. Tương lai đất nước này sẽ tiếp tục ch́m trong ṿng xoáy bạo lực hay sẽ tự ḿnh đứng dậy?
Tín hiệu lạc quan
Khi quân đội Afghanistan đẩy lùi được một cuộc tấn công từ các phần tử nổi dậy gần khu vực xanh của thủ đô Kabul cuối tháng 4 vừa qua, nhiều người mừng rơn và lập tức ca tụng rằng đây là bằng chứng hùng hồn chứng minh sức mạnh của lực lượng an ninh quốc gia của nước này.
Các lực lượng an ninh Afghanistan chiến đấu đẩy lùi một cuộc tấn công của Taliban cuối tháng 4 vừa qua. Ảnh minh họa:
Nola.
"Họ đã có mặt ngay lập tức, có sự chỉ đạo và phối hợp một cách hoàn hảo", Tướng John Allen, chỉ huy lực lượng NATO tại Afghanistan nhấn mạnh.
Theo các nhà phân tích, lực lượng đánh lui được cuộc tấn công nhiều mũi của Taliban suốt 18 giờ ở Kabul hồi giữa tháng 4 là một trong số những lực lượng quân đội Afghanishtan được đào tạo tốt nhất.
"Họ đã có các cơ sở t́nh báo riêng mà ba năm cách đây họ không hề có. Họ cũng đă có không quân, máy bay trực thăng riêng để có thể phản ứng trước mọi tình huống. Rơ ràng họ đang ngày càng chuyên nghiệp để có thể đối phó với những tình huống nghiêm trọng nhưng Taliban cũng ngày càng mạnh hơn", James Brown, chuyên gia phân tích quân sự thuộc Viện Lowy có trụ sở tại Sydney tiết lộ.
Trong khi đó, Tổng thống Afghanistan, Hamid Karzai phấn khởi tuyên bố điều đó chứng tỏ lực lượng quân đội nước này sẽ có thể đảm đương nhiệm vụ bảo vệ đất nước sau khi các lực lượng quốc tế rút khỏi đây.
Sự lạc quan của Tổng thống Karzai đến trong bối cảnh chính quyền Obama quyết định sẽ đưa toàn bộ binh sĩ Mỹ tại Afghanistan về nhà vào năm 2014. Theo gót Mỹ, các quốc gia thành viên NATO cũng như các lực lượng quốc tế khác đang nóng bàn chuyện rút quân, bàn giao lại Afghanistan cho chính phủ Tổng thống karzai, trong đó, cuối tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Australia Julia Gillard tuyên bố họ sẽ rút binh sĩ về nước sớm hơn một năm.
Trước đó, theo thống kê của Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF), hơn 130.000 binh sĩ từ 50 quốc gia đang được triển khai tại Afghanistan.
Mỹ là quốc gia đóng góp lớn nhất với khoảng 90.000 binh sĩ, tiếp theo là Anh 9.500, Đức 4.800 và Pháp 3.600.
Quân đội quốc tế đóng quân tại Afghanistan từ 2001, ngay khi chính quyền Bush phát động cuộc chiến tranh chống khủng bố toàn cầu, dẫn đến cuộc xâm lược Afghanistan sau sự kiện 11/9. Mục tiêu của cuộc xâm lược Afghanistan, theo các tuyên bố chính thức của Mỹ là nhằm để ngăn chặn Taliban cung cấp nơi ẩn náu an toàn cho Al Qaeda đồng thời ngăn chặn kịch bản Afghanistan bị biến thành hang ổ của chủ nghĩa khủng bố trong tương lai.
Đầy rủi ro
Kể từ khi chính quyền Obama chính thức tuyên bố rút khỏi Afghanistan, giới phân tích chính trị quốc tế liên tục cảnh báo kế hoạch này sẽ để lại một khoảng trống quyền lực rất lớn tại nước này. Tồi tệ hơn nó đẩyAfghanistan rơi vào ṿng kiểm soát của các lực lượng khủng bố, bao gồm Taliban và al-Qaeda khi lực lượng an ninh của Afghistan quá mỏng manh và yếu ớt để có thể chống lại các mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố.
Quân đội Mỹ đi tuần tại tỉnh Kandahar của Pakistan. Ảnh minh họa:
CNN.
Cụ thể, tháng 6/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức tuyên bố gần như toàn bộ binh sĩ Mỹ tại Afghanistan sẽ kết thúc sứ mệnh vào năm 2014. Tại thời điểm này, Mỹ triển khai hơn 100.000 binh sĩ tại đây, theo sau quyết định của chính quyền Obama để “bổ sung” thêm 30.000 quân tới Afghanistan vào hồi tháng 12/2009 nhằm thúc đẩy chiến dịch chống lại Taliban.
Trong khi đó, hồi tháng 2 năm nay, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta nhấn mạnh Mỹ hy vọng kết thúc sứ mệnh tại Afghanistan vào năm 2013. Sau đó, quân đội Mỹ sẽ thực hiện cam kết đảm nhiệm vai trò đào tạo và huấn luyện quân đội Afghanistan nhằm để họ có khả năng tự chịu trách nhiệm cho an ninh quốc gia.
Ngoài ra, trước Mỹ, Canada, một trong những quốc gia đi đầu các sứ mệnh của ISAF, gần như rút toàn bộ 3.000 binh sĩ khỏi Afghanistan vào cuối năm 2011. Na Uy cũng rút gần như tất cả 500 binh sĩ của họ trong thời gian này.
Trong khi đó, hồi tháng 2 năm nay, Pháp công bố sẽ rút quân sớm. Theo dự tính, nước này sẽ rút gần như toàn bộ khoảng 4.000 quân khỏi Afghanistan vào năm 2013. Đức có kế hoạch sẽ rút một phần quân đội vào năm tới, phần còn lại sẽ trở về nhà vào năm 2014.
Và Anh, quốc gia đóng góp quân số lớn thứ 2 cũng có kế hoạch sẽ chuyển giao hoạt động quân sự cho lực lượng quân đội quốc gia Afghanistan vào cuối năm 2013. Sau đó, từ năm 2014, Anh sẽ chỉ đảm nhiệm"vai tṛ hỗ trợ", đào tạo, huấn luyện quân đội quốc gia Afghanistan.
“Triển vọng phát triển dài hạn của Afghanistan vẫn là mối băn khoăn của nhiều người. Tôi cho rằng có một vài lư do cho phép chúng ta lạc quan ít nhiều về khả năng của quân đội nước này. Tuy nhiên, cuối cùng th́ tương lai của Afghanistan vẫn sẽ được quyết định bởi các phe phái bên trong nó. Cuộc chiến 10 năm qua tại đây rơ ràng chứng minh rằng khả năng các lực lượng bên ngoài có thể tác động nhằm định hính tương lai Afghanistan là cực nhỏ”, nhà phân tích Andrew Davies của Viện Chính sách Chiến lược Austranlia nhận xét.
Bạch Dương (theo CNN, CSMonitor)