Ngày 24/05/2012, Bắc Kinh kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu đừng thi hành chính sách « bảo hộ mậu dịch ». Một ngày trước, Nghị viện Châu Âu, bằng lối biểu quyết công khai đă yêu cầu Ủy ban Châu Âu ban hành các biện pháp « tương xứng » chống lại « sự cạnh tranh bất chính » của Trung Quốc.
Phải chăng Liên Hiệp Châu Âu tuyên chiến với Trung Quốc ? Trong một nghị quyết được thông qua bằng cách giơ tay ngày 23/05/2012, Nghị viện châu Âu đă kêu gọi giới lănh đạo hăy phản ứng lại thái độ « cạnh tranh bất chính » của Bắc Kinh bằng những « biện pháp tương xứng ».
Đại biểu dân cử của 27 thành viên nhấn mạnh đến những rào cản của Trung Quốc ngăn chận doanh nghiệp Âu châu đầu tư vào thị trường Trung Quốc. Những khó khăn này xuất phát từ chính sách « trợ giá trá ngụy » hậu thuẫn ngầm cho doanh nhân Trung Quốc trong các cuộc gọi thầu công cộng. Nghị viện châu Âu kêu gọi Ủy ban châu Âu (hành pháp) phải nhanh chóng đương đầu ngay trong năm 2012 này, bằng những biện pháp tự vệ theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Một biện pháp mạnh mẽ hơn nữa là buộc hàng hóa Trung Quốc phải tôn trọng tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Liên Hiệp Châu Âu về chất lượng v́ không có lư do ǵ « chỉ có một ḿnh châu Âu tôn trọng luật chơi ».
Theo nghị viện, th́ từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO từ năm 2001 đến nay, Bắc Kinh vẫn không tôn trọng thực thi tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường đúng như cam kết. Hệ quả là Liên Hiệp Châu Âu bị thiệt hại nặng trong quan hệ thương mại, đầu tư với Trung Quốc gần 170 tỷ euro theo số liệu của năm 2010.
Trước viễn ảnh bị trả đũa nếu không mở cửa cho doanh nghiệp quốc tế tham gia đấu thầu vào các công tŕnh công cộng, chính phủ Trung Quốc đă vội vă phản ứng.
Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi một mặt kêu gọi châu Âu đừng để bị xu hướng bảo vệ mậu dịch lôi cuốn, mặt khác nhấn mạnh là chính phủ Trung Quốc vẫn yêu cầu doanh nghiệp Trung Quốc tôn trọng luật lệ của quốc gia bản địa.Tuy nhiên, phía Trung Quốc không b́nh luận ǵ đến luận điểm của nghị viện châu Âu liên quan đến chính sách cạnh tranh bất chính.
Theo giới phân tích, Trung Quốc tự biết không che giấu được hai nhược điểm của họ : nền kinh tế quá lệ thuộc vào xuất khẩu trong khi tỷ lệ tăng trưởng lại là điều kiện sống c̣n của chế độ chính trị.
Tại sao Nghị viện châu Âu phải tỏ thái độ mạnh mẽ với Bắc Kinh ? Nếu Trung Quốc không chấp nhận luật chơi công b́nh th́ hệ quả sẽ ra sao ? RFI đặt câu hỏi với giáo sư kinh tế Nguyễn Phúc Liên, đại học Genève, Thụy sĩ.
Giáo sư Nguyễn Phúc Liên, Genève
http://www.viet.rfi.fr/aef_player_popup/rfi_player#
Theo RFI