Đối thoại Shangri-La tại Singapore đă trở thành một hội nghị an ninh hàng năm “không thể thiếu được” ở khu vực châu Á-Thái B́nh Dương. Tuy nhiên, khó có thể giải quyết các vấn đề với Trung Quốc tại kỳ đối thoại an ninh lần này.
Được bắt đầu từ năm 2002 và tổ chức hàng năm, “Đối thoại Shangri-La” do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) chủ trì. Tuy là không chính thống, nhưng “Đối thoại Shangri-La” lại rất quan trọng vì nó là cơ hội hiếm có để các vị bộ trưởng quốc phòng trong khu vực gặp gỡ và trao đổi ý kiến với nhau. Các bài phát biểu tại diễn đàn luôn được trích dẫn rộng rãi như quan điểm của các nước.
Năm nay, các vị bộ trưởng quốc pḥng và quan chức cấp cao của khoảng 27 quốc gia đă tụ hội ở Singapore. Một trong những tiện ích của “Đối thoại Shangri-La” là không có thông cáo chung. Các phiên họp toàn thể thường được các vị bộ trưởng thăm ḍ lẫn nhau hoặc đưa ra các tuyên bố chính sách mới. “Đối thoại Shangri-La” cho phép các thể chế quốc pḥng “bắt mạch” tâm trạng phổ biến trong khu vực.
Châu Á-Thái B́nh Dương có thể là khu vực năng động nhất thế giới về kinh tế, nhưng nó cũng là một trong những thách thức an ninh nghiêm trọng nhất.
Ngoài những tranh chấp lâu đời như căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan hoặc giữa hai miền Nam-Bắc Triều Tiên, một loạt các vấn đề đă xuất hiện và nổi cộm nhất có lẽ là tranh chấp nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông. Trong mấy tuần gần đây là căng thẳng kéo dài và gia tăng giữa Trung Quốc và Phlippines, liên quan đến băi đá ngầm Scarbourough.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ có tranh luận gay gắt về Biển Đông. Tuy nhiên, ông Tim Huxley, giám đốc Phân tích quốc phòng và quân sự thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), cơ quan chủ trì diễn đàn hàng năm này, cho biết vấn đề Biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự chính thức. Nếu có nhu cầu, các vị bộ trưởng quốc pḥng tham dự cuộc họp có thể bàn chuyện an ninh Biển Đông với nhau. Bên cạnh đó, họ cũng có một phiên họp đặc biệt về chủ đề “giải quyết tranh chấp lãnh thổ” vào ngày 4/6/2012.
Chung sống với một Trung Quốc đang trỗi dậy và quyết đoán hơn là một chủ đề lâu năm tại các cuộc “Đối thoại Shangri-La”. Tuy nhiên, với sự chuyển đổi lănh đạo ở Bắc Kinh, khó có thể giải quyết các vấn đề với Trung Quốc tại kỳ đối thoại an ninh lần này.
Cuộc khủng hoảng âm ỉ trên Bán đảo Triều Tiên cũng đang phát lộ. Triều Tiên đang tăng cường “khẩu chiến” chống Hàn Quốc và đe dọa sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân lần thứ ba. T́nh h́nh trên Bán đảo Triều Tiên nhạy cảm đến mức các cuộc tranh luận tại “Đối thoại Shangri-La sẽ diễn ra ở cấp độ nói chuyện kín chứ không phải thảo luận công khai.
Kinh tế phát triển mạnh mẽ kết hợp với các mối đe dọa ngày càng tăng tất sẽ dẫn đến việc chi nhiều tiền hơn cho mua sắm vũ khí và trang thiết bị quốc pḥng. Trung Quốc đă triển khai thử nghiệm tàu sân bayđầu tiên, nghiên cứu chế tạo được máy bay chiến đấu tàng h́nh. Nước này cũng tăng cường lực lượng hải quân cùng với lực lượng tuần tra biển và đă bắt đầu triển khai tên lửa đạn đạo tầm xa có khả năng tấn công tàu sân bay Mỹ.
Đáp lại, các quốc gia khác cũng tăng cường lực lượng không quân và hải quân của họ, với tàu ngầm và máy bay tuần tra biển là những sự lựa chọn phổ biến.
Tất cả những điều nêu trên sẽ mang lại nhiều màu sắc cho các cuộc thảo luận trong khuôn khổ “Đối thoại Shangri-La” 2012 tại Singapore.
Minh Bích/baodatviet.