Lượng tiền có nguồn gốc không trong sạch đổ vào các nền kinh tế mỗi năm khoảng 1.000 tỷ USD, tương đương 5% GDP toàn cầu, có khả năng làm sụp đổ hệ thống tài chính bất cứ lúc nào.
Đó là những số liệu này do ông Lê Như Dương trưởng pḥng Quản lư rửa tiền Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết.
Các trước trên thế giới bắt đầu hợp tác pḥng chống rửa tiền từ năm 1989, khi cho ra đời cơ quan chuyên trách có tên FATF ( Financial Action Task Force on money laundering, tức Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền). Các chuẩn mực về pḥng chống rửa tiền đă được ngân hàng thế giới (WB) và FATF khuyến nghị nhằm hướng đến việc "tiêm vắc xin" pḥng ngừa là chính chứ không đi t́m bệnh để diệt. Tại Việt Nam, Quốc hội cũng đang thảo luận vấn đề trên và sẽ cho ra đời luật rửa tiền trong tháng này.
(Ảnh minh họa)
Ông Dương cho rằng, hoạt động rửa tiền hiện nay được thực hiện qua nhiều cửa ngơ như mua bán chứng khoán, bất động sản. Thậm chí lợi dụng cả tổ chức từ thiện, tổ chức phi chính phủ. Ngoài ra, thời gian gần đây c̣n có dấu hiệu rửa tiền qua con đường khoa học công nghệ hay mua bán cổ phần hóa doanh nghiệp.
“Nhưng ngân hàng hiện vẫn là cửa ngơ chính của hoạt động rửa tiền”, ông Dương nói.
Để minh chứng cho nhận định này, ông cho biết thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân quốc tế liên quan đến việc chuyển một khoản tiền phạm tội từ nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu thông qua ngân hàng thương mại. Ḍng tiền bẩn vào thường không đọng lại lâu, mang rủi ro lớn đến cho ngân hàng.
Trường hợp của một ngân hàng Anh là một ví dụ. Tính riêng năm 2011, đă bị cơ quan quản lư của một số nước (trong đó có cả Cục Dự trữ liên bang Mỹ) phạt tổng cộng gần 500 triệu USD v́ có liên quan tới hoạt động rửa tiền.
“Điều đó cho thấy, nếu ngân hàng Việt không lo pḥng chống tốt, khả năng sẽ bị sạt nghiệp nếu để dính vào hoạt động này”, ông nói.
Đầu năm nay, Vietcombank cũng phát hiện hàng chục giao dịch của cả tổ chức và cá nhân trong nước chuyển tiền hàng chục tỷ đồng ḷng ṿng. Sau khi tổng hợp thông tin, ngân hàng thấy đây đều là các tài khoản mới, mở ra chỉ phục vụ mục đích chuyển tiền. "Với những dấu hiệu bất thường phát hiện được, chúng tôi đă báo cáo lên trên và liệt vào danh sách đen", ông Dương nói.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, cục trưởng Cục pḥng chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước) thừa nhận, hiện nay ở Việt Nam việc phát hiện và xử lư hành vi rửa tiền chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng.
Về mặt pháp lư, theo ông Ngọc, hoạt động rửa tiền đang làm nguy hại rất lớn đối với nền kinh tế, nhưng đến nay, khung pháp lư cao nhất về lĩnh vực này tại Việt Nam mới chỉ được quy định tại Nghị định 74. Và măi đến tháng 2/2012 thông tư hướng dẫn về tội rửa tiền mới có hiệu lực. Do đó, Cục chỉ xử lư được vài trường hợp liên quan đến tội rửa tiền.
Một số hiện tượng rửa tiền từng bị phát hiện như làm thẻ visa ở Việt Nam để rút tiền từ nước ngoài, hoặc làm hồ sơ xuất cảnh sang Campuchia, người ở Việt Nam cứ rót tiền vào tài khoản đó để cho người đang ở Campuchia rút ra mua vàng và nhập lậu về Việt Nam...
"Ngân hàng đang rất chặt chẽ trong vấn đề tiền ra nhưng hơi buông lỏng nguồn tiền vào", ông Ngọc cảnh báo.
Nh́n nhận về tư duy pḥng chống rửa tiền của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, ông Dương cho biết đă có dấu hiệu tốt hơn trước đây. Tuy nhiên, việc triển khai trong thực tế vẫn c̣n hạn chế và chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân theo ông, t́nh h́nh kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát… nên các nhà băng mải lo kinh doanh kiếm tiền mà chưa quan tâm nhiều đến việc pḥng chống rửa tiền. Bên cạnh đó, hệ thống giám sát của Việt Nam chưa thật sự mạnh. Một ngân hàng thương mại để đầu tư hệ thống chống rửa tiền cũng mất khoảng 1 triệu USD. Ngoài ra, động thái thưởng phạt về pḥng chống rửa tiền chưa được khuyến khích, không có nhiều chế tài.
Theo
VnExpress