Người tự nhận ḿnh như vậy là bà Lê Thị Kim Dung, bác sĩ từng một thời gian gây xôn xao dư luận khi đưa ra ư tưởng “vá” màng trinh miễn phí cho những cô gái bị xâm hại t́nh dục…
|
Bác sỹ Lê Thị Kim Dung |
Thích “phá cách” từ nhỏ…
Cha là một nhà ngoại giao nên việc có tên trong một trường đại học ở nước ngoài là chuyện không quá khó đối với cô tṛ nhỏ Lê Thị Kim Dung. Tuy nhiên, việc học ở một chuyên khoa mà ḿnh không hề thích (khoa Hóa thực phẩm) tại một trường đại học khá danh tiếng ở ngoại quốc đă khiến cho cô bé ngày càng chán chường và lao vào t́nh yêu từ rất sớm.
V́ yêu đương hết ḿnh nên Kim Dung xao nhăng học tập dẫn đến kết quả không được như mong muốn. Không hài ḷng với cô con gái, bố Kim Dung buộc cô phải về nước…
Vô cùng may mắn, sau khi về nước Kim Dung được nhận vào Trường Đại học Y Hà Nội. Khi vào được trường rồi, cô bé lại học rất tốt, đặc biệt cô tỏ ra thích thú với chuyên ngành Sản khoa của bà ngoại.
Sau khi ra trường, với tấm bằng tốt nghiệp loại khá, Kim Dung xin vào làm việc tại Khoa Sản, Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Một năm sau, BS Dung về công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Thời gian này, bà làm đủ thứ việc, từ chăm sóc sản phụ, đỡ đẻ đến hồi sức cấp cứu…
Không đành ḷng chứng kiến nhiều bệnh nhân chết một cách oan ức do tắc trách của nhân viên y tế, nhiều lần bà đă phản ánh với lănh đạo trong những cuộc họp giao ban, bất chấp mọi sự trù dập cũng như thái độ hằn học, nhờ đó số bệnh nhân bị tử vong trong bệnh viện giảm đi đáng kể.
Năm 1983, BS Dung được cử đi “biệt phái” một năm tại BV Lâm Đồng, tỉnh Lâm Đồng. Tại đây, bà cũng liều lĩnh và dũng cảm phục dựng một pḥng mổ do Ngụy để lại.
Mỗi năm pḥng mổ này giải quyết mấy chục ca khó, phức tạp, góp phần giảm số ca bệnh phải chuyển tuyến. Với thành tích đặc biệt này, BS Dung được vinh dự đón nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua” và Bằng “Lao động sáng tạo” do thành phố trao tặng.
Sau khi về Hà Nội, BS Dung vô cùng thất vọng và đau ḷng trước thực tế khó khăn của bệnh viện (thuốc chữa bệnh không có; trang thiết bị th́ thiếu thốn, nhiều bác sỹ có tâm huyết bỏ ra ngoài làm…).
Không đầu hàng số phận, với bản tính liều lĩnh, quyết đoán, dám nghĩ dám làm và tự tin vào tay nghề của ḿnh, BS Dung đă đưa kỹ thuật gây tê màng cứng (chỉ sử dụng trong ngoại khoa) sử dụng trong sản khoa, góp phần cứu sống hàng trăm bệnh nhân.
Đă không ít lần bà c̣n dùng chính máu của ḿnh để cấp cứu cho bệnh nhân trong trường hợp mất máu cấp mà không có máu truyền. Chưa bao giờ BS Dung "tơ hào" đến một đồng “bồi dưỡng” của bệnh nhân, bởi trong mắt bà luôn hiện lên h́nh ảnh của những người thầy cả đời sống chết với chuyên môn và người bệnh…
“Ngày ấy ḿnh rất khỏe, say với công việc nên lúc nào cũng chỉ muốn làm việc và mong muốn cứu sống bệnh nhân, chứ không nghĩ ǵ khác…”, bà tâm sự.
Ư tưởng “điên rồ” khi về già
Đă có một thời kỳ, khi kinh tế đất nước gặp khó khăn (năm 1988), đồng lương c̣m không đủ nuôi con, bà Dung đă định lập nghiệp ở nước ngoài. Thời gian này, bà làm đủ thứ việc để sống (buôn bán, kinh doanh, mở pḥng khám bệnh…), nhưng cám cảnh làm thuê nơi xứ người, bà lại quay trở lại với nghề cứu chữa cho người bệnh tại quê hương.
Lâu không làm chuyên môn, mọi việc đối với BS Dung trở nên lạ lẫm. Tuy nhiên, với tinh thần yêu nghề, sống chết với nghề, bà tự mày ṃ, học hỏi, đồng thời cập nhật các kiến thức hiện tại, chinh phục các thiết bị mới (vô sinh, siêu âm chất lượng cao…).
Sự cố gắng đó, cộng với quăng thời gian lăn lộn làm kinh tế ở nước ngoài đă giúp bà rất nhiều trong chuyên môn. Cụ thể, bà có thể giải quyết tốt tất cả các trường hợp bệnh; thay đổi, chấn chỉnh lại toàn bộ hệ thống pḥng khám, pḥng mổ, tổ chức xét nghiệm… tại Trung tâm y tế Thái Hà, Bộ NN & PTNT (nơi bà đang làm việc).
Đầu năm 2006, trước nhu cầu khám chữa bệnh phụ khoa của người dân ngày càng tăng, BS Dung quyết định mở pḥng khám tư tại nhà, vừa để phục vụ người dân, vừa nâng cao thêm nghiệp vụ. Bệnh nhân của bà, đại đa số là những người bị mắc bệnh phụ khoa mà các cơ sở y tế chưa khám hết, giải quyết hết bệnh. Ngoài ra, bà cũng rất quan tâm đến việc tầm soát ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, bởi theo bà: “Những bệnh này nếu phát hiện sớm và điều trị ngay sẽ rất nhẹ nhàng, đỡ tốn kém và không ảnh hưởng đến tính mạng”.
Không chỉ là BS cứng tay nghề, có tâm với bệnh nhân, BS Kim Dung c̣n là một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực sản khoa, đồng thời là một nhà tâm lư vô cùng tuyệt vời.
Và, gần đây nhất, tiếng tăm của bà “nổi như cồn” khi dám đưa ra ư tưởng “vá” màng trinh miễn phí cho những cô gái bị xâm hại t́nh dục. Sau khi thông tin này được đưa ra, một cuộc bàn luận sôi nổi, trái chiều đă diễn ra trên mạng.
Bên cạnh những quan điểm bất đồng, những lời lẽ động viên, chia sẻ chân t́nh của những người đồng cảm; đặc biệt là những lời cảm ơn tận đáy ḷng… của các nạn nhân và người trong cuộc khiến BS Kim Dung rất cảm động. “Tôi thấy buồn và chua xót. Chua xót cho các nạn nhân v́ họ không biết tự bảo vệ ḿnh. Buồn trước cái nh́n thiển cận của xă hội. Tại sao chúng ta vẫn giữ cái nh́n cổ hủ như vậy, trong khi thế giới đă quá xa rồi…”, bà Dung chia sẻ.
Tuy nhiên, bà Dung cũng phần nào được an ủi khi biết được, sau cuộc tranh căi nảy lửa này, dư luận xă hội cũng như người dân đă có cái nh́n khác hơn, cởi mở hơn về thực tế này...
Lâm Quỳnh