Sâm và những cơn “sóng ngầm” - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 06-10-2012   #1
dh2003
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
dh2003's Avatar
 
Join Date: Sep 2008
Posts: 9,141
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 26
dh2003 Reputation Uy Tín Level 1dh2003 Reputation Uy Tín Level 1
Default Sâm và những cơn “sóng ngầm”

Những dự án nghiên cứu khoa học, đầu tư kinh tế, phát triển hàng trăm hécta trồng mới đă “hồi sinh” cây sâm Ngọc Linh - dược liệu quư từng có nguy cơ tuyệt chủng.

Nhưng cuộc “hồi sinh”ngoạn mục ấy giữa đại ngàn Ngọc Linh cũng cuốn theo nó những cơn “sóng ngầm”, trong đó có cả tranh chấp địa giới, thương hiệu lẫn những vụ đột kích, trộm sâm táo bạo…



Sâm dây bị khai thác theo kiểu tận diệt, bày bán công khai cả tấn tại Măng Ri (Kon Tum).

Tận diệt sâm tự nhiên

A Tiến - gă thợ rèn sành điệu ở làng Đắk Dơn, xă Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) - khoe với tôi là đă “giẫm nát” trên 5.000ha rừng tự nhiên Ngọc Linh. Tiến và nhóm thanh niên thợ rèn làng Đắk Dơn thường mang cuốc, dao rựa... rèn được để đến các bản làng người Xê Đăng tận Mường Hoong, Đắk Glie, Nam Trà My, Phước Lộc (Quảng Nam) để bán, đổi sản vật. Trong đó, sâm là sản vật quư hiếm mà nhóm này săn lùng, đổi bằng nông cụ và cả mua theo kiểu bán buôn.

Tôi gọi Tiến là “gă thợ rèn sành điệu” bởi h́nh thức bên ngoài của cậu ta đă “thoát ly” khỏi tộc người Xê Đăng. Nhưng, cái sành hơn là những thông tin “lượm nhặt” được trên cung đường buôn bán nông cụ của ḿnh. Tiến kể, dù sâm có giá trị cao chẳng khác ǵ trầm, kỳ, huỳnh đàn, trắc thối có ở núi Ngọc Linh, nhưng chưa xảy ra những cuộc chém giết, thủ tiêu nhau để cướp hàng giữa rừng như các loại lâm sản kia.

Bởi lẽ đơn giản là rất ít người c̣n săn lùng được sâm tự nhiên. Gần như sâm Ngọc Linh đă mất sạch từ những năm đầu thập niên 1980. Những người Xê Đăng ở Tu Mơ Rông trước đây may mắn có được củ sâm lớn, có tuổi đời lâu năm th́ cũng đă bán với giá rẻ mạt v́ không biết giá trị thật của nó.

Tiến kể: “Trước đây, nhân sâm mọc tự nhiên trên rừng, cha ông ḿnh biết nhưng luôn xem là “cây thuốc dấu”. Những khi thật cần thiết để chữa bệnh th́ mới lấy về sử dụng. Thanh niên trong làng, mỗi năm khi đi thi thố các môn thể thao, điền kinh đều được... ngậm sâm, hoặc uống nước, ăn canh nấu từ lá, hoa sâm nên khi nào cũng giành được giải cao cấp huyện, tỉnh”. Với đồng bào Xê Đăng sống quanh đỉnh Ngọc Linh bây giờ vẫn trông chờ vào vận may đối với cây sâm. Họ căng mắt khi đi rừng, nhưng trường hợp được sâm “khủng” tự nhiên bây giờ là rất hiếm.

Điều đáng nói là loại thuốc quư hiếm, bên bờ tuyệt chủng như sâm lại không chịu quy định cấm buôn bán, sở hữu như trầm hương, kỳ nam, huỳnh đàn... Bởi vậy hiện vẫn có nhiều người sưu tầm, sở hữu sâm “khủng” trong cộng đồng, làm quà biếu cao cấp. Riêng sâm dây - một loại sâm tự nhiên - đă được đưa vào “sách Đỏ” năm 1996, hiện vẫn c̣n khá nhiều trên rừng tự nhiên Ngọc Linh.

Tuy vậy, hiện chưa có quy định nào về việc nghiêm cấm khai thác theo kiểu tận diệt, bảo vệ khoanh nuôi loài thuốc quư này. Khắp các hàng quán tạp hoá từ Tê Xăng, lên Măng Ri, Ngọc Lây (thuộc huyện Tu Mơ Rông), nơi nào cũng bày bán công khai sâm dây với số lượng cả tấn. Giá 1kg sâm dây tươi chỉ 50.000-100.000 đồng; 350.000-700.000 đồng/kg sâm dây khô, phục vụ chủ yếu cho các nhà thuốc đông y, cổ truyền. Không chỉ đào bới sâm dây dọc bờ rào các rẫy như trước đây, mà người Xê Đăng bây giờ c̣n cất công vào sâu trong rừng để khai thác triệt để loại sâm này.

Camgo bài toán bảo vệ

Sau khi vượt hết quăng dốc dựng ngược, đến khu vực rừng nguyên sinh ở độ cao trên 1.700m, chúng tôi phải qua thêm 2 cổng kiểm soát nghiêm ngặt mới chính thức bước vào khu vực quản lư của Trung tâm sâm Ngọc Linh, thuộc Cty TNMTV lâm nghiệp Đắc Tô. “Chủ vườn” sâm Nguyễn Mạy nhắc nhở mọi thành viên là hăy cẩn thận, bám sát sự hướng dẫn của nhân viên theo cơ chế “một kèm một”.

Theo ông Mạy, việc “chăm sóc” đặc biệt kỹ khách lạ đến vườn sâm có nhiều lư do, trong đó có việc bảo vệ cho cây sâm và sự an toàn của khách. Đă từng xảy ra nhiều vụ việc người lạ “tiện tay” nhổ trộm sâm. Chỉ cần một củ 6 - 7 năm tuổi th́ đă có cả trăm triệu đồng. Ngoài ra, hệ thống hầm chông, bẫy, tḥ... mà nhân viên là người Xê Đăng gài theo truyền thống người dân tộc rất nguy hiểm. Đặc biệt, đối với vườn sâm thuần chủng ở Ngọc Linh, nhà vườn rất sợ các đối tượng mang các loại thảo dược, nguồn gene biến đổi với mục đích phá hoại.



Gă thợ rèn A Tiến (trái) ở làng Đắk Dơn.

Thật vậy, những năm gần đây các vườn sâm ở Quảng Nam, Kon Tum liên tục bị đột kích, thậm chí tấn công lực lượng bảo vệ để nhổ trộm. Mới đây, tháng 10/2011, tại tiểu khu 217, thuộc xă Măng Ri, “lâm tặc” đă tấn công, cướp đi 1.000 cây sâm, loại 5 - 6 năm tuổi. Cả diện tích hơn 400m2 đă bị nhổ sạch nhẵn. Trước đó, nổi lên vụ trộm sâm hơn 50kg, trị giá tiền tỉ ở Trạm dược liệu Trà Linh (Quảng Nam).

Các đối tượng Nguyễn Hữu Vương, Huỳnh Hữu Lực, Nguyễn Hữu Toàn, A Vinh, Nguyễn Văn Tuấn đă bị TAND Quảng Nam năm 2010 tuyên án 10 năm tù. Rồi năm 2011, TAND huyện Tu Mơ Rông cũng đă xét xử, tuyên 1 năm tù giam đối với Hồ Nhất Linh - công nhân lái xe một công tŕnh gần núi Ngọc Linh v́ hành vi trộm 84 cây sâm non (2kg), bán 15 triệu đồng...

Hiện, các vườn sâm luôn là tâm điểm thu hút các đối tượng săn trộm. Riêng thông tin về “cuộc đại náo” của người dân Tu Mơ Rông, cướp phá trên 12ha sâm mới rộ ra. Với một vụ cướp xảy ra trong rừng cao gần 2.000m th́ không thể chứng kiến được, chúng tôi tập trung thu thập thông tin từ các nguồn tin tại hiện trường và cơ quan chức năng, có trách nhiệm. Tuy nhiên, cho đến lúc này, các cơ quan này vẫn chưa xác nhận các thông tin râm ran khắp nơi trong khu vực. Ngoài các vụ trộm cướp, những cuộc chiến ngầm tranh chấp địa giới, thương hiệu, chỉ dẫn địa lư cho những sản phẩm mang tên sâm Ngọc Linh là có thật...

Sâm và giá trị tiềm năng

Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Văn Hùng cho biết, khôi phục và phát triển cây sâm Ngọc Linh có nhiều ư nghĩa đối với địa phương. Nhiệm vụ lớn, đă thành công là bảo tồn được nguồn gene cây thuốc quư tự nhiên, tạo điều kiện và phát huy được kiến thức dân gian sử dụng loại dược thảo này. Trong chuyến viếng thăm “vương quốc sâm” lần này, tôi đă gặp ít nhất 2 đoàn doanh nghiệp đến khảo sát, đặt vấn đề đầu tư.

Trong đó một đoàn đến từ Cty CP dược phẩm Hà Tây, một nhóm DN tại Đà Nẵng là những người trong Câu lạc bộ “Chơi sâm” (choisam.org). Ông Hoàng Trọng Nguyên - GĐ Cty CP dược phẩm Hà Tây - cho biết, sau chuyến khảo sát, làm việc với UBND tỉnh Kon Tum lần này, Cty dược Hà Tây sẽ quyết tâm đầu tư vườn sâm ngay tại Tu Mơ Rông để làm vườn nguyên liệu. Chỉ ở đỉnh Ngọc Linh mới hội đủ các điều kiện để cây sâm sinh trưởng, phát triển và phát huy tác dụng dược lư của nó.

Ông Nguyễn Thanh Tuyền - một thành viên Câu lạc bộ “Chơi sâm” ở Đà Nẵng, người đang sở hữu nhiều củ sâm tự nhiên có nguồn gốc từ Ngọc Linh - cho biết, kết quả nghiên cứu khoa học của các chuyên gia trên thế giới cũng như những phân tích trên từng củ sâm Ngọc Linh của Trung tâm Nghiên cứu sâm TPHCM đă chứng minh giá trị dược lư vượt trội của sâm Ngọc Linh so với các loại sâm ở Triều Tiên, Trung Quốc, Mỹ. Tuy nhiên, hiện có nhiều củ sâm trên thị trường, giới thiệu gốc ở Ngọc Linh, nhưng qua phân tích th́ không đủ các thành tố giống cây sâm bản địa.

Ông Tuyền nghi ngờ có thể v́ lợi nhuận, các đối tượng đă khai gian nguồn gốc, mạo nhận là sâm Ngọc Linh để nâng giá, nhưng cũng có khả năng người ta mang giống sâm từ nơi khác đến để trồng tại Ngọc Linh...

Trong lúc này, Cty dược phẩm Quảng Nam - địa phương đă có sẵn vườn sâm, trung tâm dược liệu trên đỉnh Ngọc Linh - đang chuẩn bị kế hoạch cho ra hàng loạt sản phẩm liên quan đến sâm. Trong đó có các loại nước uống tăng lực, giải khát mang thương hiệu sâm Ngọc Linh. Đây không chỉ là ư tưởng riêng có của Cty dược phẩm Quảng Nam. Các doanh nhân thăm vườn sâm ở Kon Tum cũng cho biết ư định tương tự. Trong số 5.000ha rừng tự nhiên, có độ che phủ 70 - 80%, ở độ cao xấp xỉ 2.000m hiện nay ở Ngọc Linh, có đến 3.000ha có khả năng trồng, phát triển cây sâm.

Số diện tích này phân bổ quanh đỉnh Ngọc Linh, trên địa phận tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum với sự tham gia trồng sâm của nhiều đơn vị, doanh nghiệp nhà nước và cả tư nhân. Song thương hiệu và chỉ dẫn địa lư về cây sâm Ngọc Linh và các sản phẩm liên quan đến nó hiện nay vẫn là “cuộc chiến” ngầm. Tại hội nghị liên kết kinh tế miền Trung cách đây 2 năm, ông Hà Ban - Bí thư Kon Tum - đă từng nêu ư kiến là Quảng Nam và Kon Tum cần phải “ngồi lại”, bắt tay trong việc đăng kư Cục Sở hữu trí tuệ về thương hiệu, chỉ dẫn địa lư đối với cây sâm và các sản phẩm liên quan đến sâm Ngọc Linh.

Thế nhưng, những động thái này cho đến thời điểm hiện nay vẫn diễn ra độc lập ở cả hai địa phương. Bởi vậy, những cuộc xung đột liên quan đến bản quyền thương hiệu trong tương lai là điều có thể dự đoán trước.

Theo Thanh Hải
Lao động
dh2003_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	nguoiduatin.JPG
Views:	8
Size:	15.1 KB
ID:	387122
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC6

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 15:12.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08159 seconds with 12 queries