Nguy cơ huy động “ảo” xảy ra khi ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn, nhưng vẫn được hưởng nguyên mức lăi suất cao.
Điều này khiến nguồn vốn huy động trung dài hạn tăng lên nhờ chính sách bỏ trần lăi suất vừa qua không thực chất.
Nguy cơ huy động “ảo” xảy ra khi ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn, nhưng vẫn được hưởng nguyên mức lăi suất cao.
Điều này khiến nguồn vốn huy động trung dài hạn tăng lên nhờ chính sách bỏ trần lăi suất vừa qua không thực chất.
Bỏ trần lăi suất huy động
Theo Thông tư số 19/2012/TT-NHNN ngày 8/6/2012 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kể từ ngày 11/6, lăi suất huy động có kỳ hạn 12 tháng trở lên đối với tiền gửi đồng Việt Nam do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Một lănh đạo Công ty Kiểm toán Ernst & Young Việt Nam cho rằng, cả một thời gian dài, hệ thống ngân hàng “ăn đong” trong việc huy động, nên thị trường tiết kiệm của Việt Nam méo mó. Thị trường không có nguồn vốn trung và dài hạn hoặc nếu có trên sổ sách đi chăng nữa th́ cũng không có thật trên thị trường.
“Do vậy, việc cho phép các NHTM thỏa thuận lăi suất huy động trung và dài hạn được kỳ vọng sẽ đưa đường cong lăi suất trở về dạng thông thường, đúng với bản chất thị trường. Có nghĩa là, kỳ hạn dài - lăi suất cao, kỳ hạn ngắn - lăi suất thấp”, vị lănh đạo trên nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) cho biết, từ đầu tháng 3 đến nay, khi NHNN có quyết định hạ trần lăi suất huy động tiền đồng giảm dần qua 4 lần điều chỉnh, từ 14%/năm xuống 9%/năm, người gửi tiền tại OceanBank có xu hướng dịch chuyển kỳ hạn tiền gửi từ ngắn hạn sang trung và dài hạn. Nếu như trước đây, các kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng là phổ biến, th́ hiện nay, khách hàng đă tích cực lựa chọn kỳ hạn gửi tiền dài hơn như 6 - 9 - 12 tháng.
“Người dân rất tích cực và chủ động theo dơi những động thái của Nhà nước về chính sách tiền tệ, để có quyết định sớm về khoản tiền nhàn rỗi của ḿnh khi gửi tiết kiệm. Tâm lư khách hàng hiện vẫn đang lo ngại về việc lăi suất tiếp tục giảm sâu hơn”, bà Hương nhận xét.
Ngân hàng ồ ạt tăng lăi suất
Khi NHNN cho phép lăi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do tổ chức tín dụng tự ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, OceanBank đă điều chỉnh mức lăi suất huy động kỳ hạn 12 tháng là 10%/năm; kỳ hạn 13, 15, 18, 24 tháng là 10,2%/năm; kỳ hạn từ 36 tháng trở lên là 10,5%/năm.
“Ghi nhận ban đầu, lượng khách hàng gửi tiết kiệm tại OceanBank vẫn ổn định, thanh khoản của Ngân hàng khá dồi dào. Những món tiền từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng được khách hàng lựa chọn gửi với kỳ hạn dài là chủ yếu”, bà Hương nói.
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, nhiều ngân hàng đẩy lăi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng lên khá cao. Chẳng hạn, tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), mức lăi suất cao nhất là 12,8%/năm dành cho khách hàng gửi số tiền 2 tỷ đồng trở lên trong ṿng 24 tháng; từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, lăi suất là 12,4%/năm; kỳ hạn 12 tháng, lăi suất là 11,4%/năm. Tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank), gửi tiết kiệm trung và dài hạn cho món tiền dưới 1 tỷ đồng được hưởng lăi suất là 10%/năm, c̣n trên 1 tỷ đồng là 11%/năm.
Trước ngày 18/6, mức lăi suất cao nhất trên thị trường là 14%/năm của Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank), với sản phẩm “Kỳ hạn duy nhất, lăi suất cao nhất”. Điều kiện tham gia sản phẩm này khá đơn giản, khách chỉ cần số tiền gửi tối thiểu là 1 triệu đồng, với kỳ hạn 13 tháng. Nhưng tham gia sản phẩm này, khách hàng không được rút vốn trước hạn. Đáng chú ư là mức lăi suất huy động trên cao hơn trần lăi suất cho vay ngắn hạn theo quy định của NHNN là 13%/năm.
Tuy nhiên, WesternBank đă điều chỉnh lăi suất sản phẩm này xuống c̣n 12,5%/năm kể từ ngày 18/6. Lăi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại ABBank là 11,5%/năm, tại BacA Bank là 12,5%/năm...
Nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh
Mặc dù vậy, trên thị trường vẫn c̣n một số ngân hàng đẩy lăi suất huy động các kỳ hạn 12 tháng trở lên cao hơn cả trần lăi suất cho vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, khi khách hàng rút trước hạn, có ngân hàng vẫn cho phép được hưởng mức lăi suất cao. Tất nhiên, động thái này diễn ra âm thầm, chứ không công khai như trước.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng, một số ngân hàng cần giữ khách hàng, đồng thời cần nguồn vốn trung và dài hạn, nên lăi suất được đẩy lên cao là điều b́nh thường. Bên cạnh đó, nếu xét về khía cạnh phục vụ, th́ sản phẩm gửi tiết kiệm rút linh hoạt đă đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Nhưng theo thông lệ, khi rút tiền sớm th́ khách hàng chỉ được nhận lăi suất không kỳ hạn, thậm chí c̣n bị phạt, chứ không được hưởng lăi suất cao.
“NHNN thả nổi trần lăi suất th́ tự thị trường sẽ vận hành theo quy luật cung cầu”, TS. Hiếu nói.
Hiện mặt bằng lăi suất vẫn có xu hướng đi xuống, khi lạm phát đang có xu hướng giảm khá mạnh. Mục tiêu của Chính phủ là kiềm chế lạm phát trong năm nay ở mức 7 - 8% để không quá ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng, song về dài hạn, sẽ phấn đấu kiềm chế lạm phát ở mức 5 - 6%/năm. Khi đó, theo các chuyên gia, mức lăi suất huy động hợp lư là 7 - 8%/năm. Điều đó có nghĩa, những ngân hàng đẩy lăi suất huy động lên quá cao sẽ đối mặt với rủi ro lăi suất.
“Với kỳ vọng lạm phát 7 - 8% trong năm 2012, th́ mức lăi suất 9 - 10,5%/năm vẫn đảm bảo lợi ích của người gửi tiền. Mặc dù lăi suất huy động giảm, nhưng lượng khách hàng gửi tại ngân hàng không giảm, cho thấy gửi tiết kiệm tại ngân hàng vẫn là kênh an toàn và hiệu quả”, bà Hương nói.
Về hiện tượng ngân hàng cho phép khách hàng rút vốn trước hạn nhưng vẫn được hưởng lăi suất cao, có ư kiến cho rằng, đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và có thể châm ng̣i cho cuộc đua tăng lăi suất huy động.
Về vấn đề này, lănh đạo một NHTM nêu quan điểm, ranh giới giữa quy định và thực tế nhiều khi khác nhau. H́nh thức huy động như trên thể hiện một cuộc cạnh tranh không b́nh đẳng và trong một góc độ nào đó, xét về mặt giá đă vi phạm quy định trần lăi suất của NHNN.
Chủ tịch HĐQT một ngân hàng TMCP cho rằng, huy động kỳ hạn dài với lăi suất cao, nhưng ngân hàng đồng ư cho khách hàng rút trước hạn mà vẫn được hưởng nguyên lăi suất cao thể hiện một loại huy động “ảo”.
“Rơ ràng, khi khách hàng rút trước hạn sẽ không c̣n là lăi suất trung và dài hạn nữa. Nên chăng, NHNN cần áp chế tài đối với những hành vi này để tạo công bằng và minh bạch cho thị trường”, vị chủ tịch trên nhấn mạnh.
Đồng quan điểm này, lănh đạo một số ngân hàng chia sẻ, sẽ chờ xem động thái của NHNN, nếu NHNN không xử lư, không loại trừ ngân hàng sẽ “học theo”.
Theo Phạm Việt Phương
Học viện Ngân hàng
ĐTCK