- Một lá cờ Triều Tiên đă được đem ra sử dụng làm mục tiêu tập bắn cho các binh lính của Mỹ và Hàn Quốc trong cuộc tập trận bắn đạn thật lớn nhất của hai nước này kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên.
Cuộc tập trận diễn ra ngày hôm qua (22/6) ở Poncheon, gần biên giới Triều Tiên, với sự tham gia của 2000 binh lính cùng với rất nhiều máy bay chiến đấu, xe tăng và trực thăng tấn công Apache. Lần đầu tiên, máy bay Kiểm soát và Cảnh báo sớm trên không E-737, c̣n được gọi là "Mắt Ḥa b́nh", và phi cơ tấn công hạng nhẹ T/A-50, cùng góp mặt trong các cuộc diễn tập giữa lực lượng hai nước Mỹ-Hàn.
Cuộc tập trận diễn ra trong một ngày dưới sự chủ tŕ của Thủ tướng Hàn Quốc Kim Hwang-sik. Theo lời Washington và Seoul, đây là cuộc tập trận nhằm củng cố hệ thống pḥng thủ vững chắc cũng như khả năng sẵn sàng chiến đấu của Lực lượng Vũ trang Mỹ, Hàn. Cuộc tập trận đă tái hiện lại cuộc chiến 62 năm về trước. Từ đó, người ta có thể thấy liên minh Mỹ - Hàn đối phó như thế nào với một cuộc tấn công của quân đội Triều Tiên.
Cuộc tập trận hoành tráng và quy mô lớn chưa từng có này được xem là một lời cảnh báo rơ ràng của Mỹ và Hàn Quốc gửi đến Triều Tiên. Điều đáng nói hơn là lực lượng hai nước Mỹ, Hàn đă dùng cờ của Triều Tiên làm mục tiêu diễn tập. Mặc dù tên lửa, đạn pháo của Mỹ, Hàn không thực sự bắn thẳng vào cờ của Triều Tiên nhưng hành động này của họ được xem là một sự khiêu khích đối với B́nh Nhưỡng.
Một quan chức chính phủ Triều Tiên cho biết, các cuộc diễn tập giữa Mỹ và Hàn Quốc ngày hôm qua có nguy cơ đem đến “một đám mây chiến tranh mới tới khu vực”. Trong khi đó, hăng thông tấn chính thức của Triều Tiên – KCNA cảnh báo, chỉ cần một cuộc đụng độ nhỏ xảy ra cũng có thể leo thang thành “một cuộc chiến tranh hạt nhân khu vực toàn diện”.
Không chỉ bị Triều Tiên phản đối, cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn c̣n vấp phải phản ứng dữ dội từ Trung Quốc. Trước đó, Bắc Kinh cũng đă lên án các cuộc tập trận kiểu này đồng thời nhấn mạnh đến xu hướng ḥa b́nh trong khu vực.
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bắt đầu leo thang nhanh chóng kể từ sau khi Triều Tiên phóng một tên lửa tầm xa đưa vệ tinh vào vũ trụ hồi tháng 4. Dù chính phủ Triều Tiên liên tục nhấn mạnh, đó chỉ là một nỗ lực nhằm đưa vệ tinh vào vũ trụ để phục vụ công tác nghiên cứu, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vẫn lên án vụ phóng này, coi đó là một vụ thử công nghệ tên lửa tầm xa trá h́nh.
Kiệt Linh - (theo Tele)