Bốn tàu hải giám Trung Quốc mang mă số 84, 66, 83, 71 ngày 26/6, đă bắt đầu khởi hành từ Tam Á đi vào khu vực Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng tại vùng biển có nhiều tranh chấp chủ quyền nhất hiện nay.
Một quan chức của tàu hải giám cho biết: “Các tàu hải giám sẽ tuần tra một ṿng trên Biển Đông và thực hiện các cuộc diễn tập theo đội h́nh nếu điều kiện thời tiết cho phép”.
Từ năm 2006, Cơ quan Hải giám Trung Quốc (CMS) thường xuyên tiến hành các cuộc tuần tra định kỳ trên Biển Đông. Đây là cơ quan trực thuộc Cục Đại dương Nhà nước Trung Quốc, chịu trách nhiệm tuần tra, giám sát biển.
Tàu Hải giám 83 của Trung Quốc.
Ảnh Hoanqiu
Tuy nhiên trên thực tế, các hoạt động tuần tra của CMS chủ yếu nhằm mục đích thể hiện chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển không thuộc chủ quyền của Trung Quốc, nên luôn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước trong khu vực.
Đội tàu hải giám của Trung Quốc có 9 máy bay trực thăng và hơn 280 tàu. Trước mắt, đội tàu hải giám đang được tăng cường với một số tàu đang được đóng mới. Tàu hải giám số 83 dài 98m, rộng 15,2m, nặng 3980 tấn, được trang bị hệ thống định vị tiên tiến.
Trong một diễn biến khác, trong buổi họp báo thường kỳ ngày 26/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố quần đảo Điếu Ngư và các đảo lân cận là lănh thổ của Trung Quốc, là chủ quyền không thể chối căi được. “Mọi hành động đơn phương của phía Nhật Bản trên quần đảo Điếu Ngư là bất hợp pháp và không hợp lệ”, ông Hồng Lỗi nhấn mạnh.
Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản không tạo ra rắc rối mới và có hành động cụ thể để bảo vệ đại cục trong quan hệ hai nước. “Nhật Bản không nên làm gia tăng căng thẳng trong vấn đề đảo Điếu Ngư, mà cần phải biết bảo vệ lợi ích tổng thể trong quan hệ song phương”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Bắc Kinh.
Máy bay Nhật Bản tuần tra trên đảo Senkaku.
Ảnh AP
Trước đó, hôm 25/6, Nhật Bản đă đưa ra kế hoạch mới về việc quy hoạch quần đảo tranh chấp này. Theo giới truyền thông Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản ngày 26/6 đă cử 8 nghị sĩ đến thăm quần đảo Senkaku với lư do là tiến hành “khảo sát thực địa”. Chuyến thăm này được cho là có liên quan đến kế hoạch của chính quyền Tokyo mua lại 4 ḥn đảo chính thuộc quần đảo Senkaku từ các chủ sở hữu tư nhân.
Theo tờ Sankei Shimbun ngày 25/6 cho biết, ư định mua quần đảo Senkaku của Tokyo là một hành động tích cực. Để thảo luận về phương pháp quản lư đảo Senkaku sau khi mua đảo này, ngày 25/6, 8 nghị sĩ cùng với thị trưởng của thành phố Ishaki cùng nhau hội đàm. Trong cuộc hội đàm, một nghị sĩ Nhật Bản cho biết: “Sau khi nghe hội ư về việc t́m hiểu về chính sách đảo Senkaku, trước sau ǵ th́ chúng tôi cũng sẽ đến khảo sát”.
P Loan (tổng hợp)
theo đv