Kính thưa Quư Vị Độc giả
Cá nhân chúng tôi, người viết bài này, khi được hỏi “Nước Việt Nam (VN) h́nh Chữ S ... nhưng bạn có biết biên giới Nước ấy tới đâu không ?”, tôi xin thú thật và thẳng thắn trả lời : “tôi không biết chính xác ở đâu”.
Và tôi đồ chừng tất cả Quư vị Độc giả, cũng như các Quư vị Giáo Sư Địa lư cùng các Học giả hàng đầu khác của Việt Nam đều không biết biên giới “Nước” ấy đến kinh độ nào, vĩ độ nào.
Chẳng lẽ người VN đỉnh cao “trí tuệ” đến vậy mà không biết bản đồ nước ḿnh ? Công dân các quốc gia duyên hải nào cũng biết bản đồ Hải Phận nước họ[1], c̣n ta th́ không.
Trên đời có nhiều điều ta không biết thật, nhưng khi nói đất nước Việt Nam mà không biết “nước” ấy ở đâu, rộng đến đâu th́ ... đáng xấu hổ vô cùng !
V́ không biết nên chúng ta phải cùng nhau t́m ra biên giới ấy, cụ thể nhất là làm sao “sở hữu” tấm bản đồ nước ta đầy đủ cả “đất và nước”. Tấm bản đồ đầy đủ này h́nh chữ S lớn, theo Nhà Nước cho hay phải lớn tới 4 lần mảnh đất chữ S nhỏ treo trên tường hàng trăm năm này.
Nội dung bài này thâu tóm từ những bài viết cũ hàng chục năm trước, xem ra vẫn c̣n mới v́ vấn đề “Người Việt Nam không có bản đồ ‘Nước Việt Nam” vẫn c̣n nguyên đó.
Nhập Đề
“Nước Việt Nam là một dải đất h́nh chữ S diện tích 329560 km2, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía Đông bán đảo Đông Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Campuchia, phía Đông và Nam trông ra biển Đông và Thái B́nh Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3260 km, biên giới đất liền dài 3730 km”. Phần lănh thổ ghi như vậy trong các giấy tờ chính thức cũng như sách vở giáo dục được xem là tạm đủ, cho dù vài ba phần trăm diện tích này như vùng Lăo Sơn, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc ... c̣n mập mờ.
Phần lănh hải th́ sao ? Một số người nhạy cảm thường la lớn Việt Nam mất lănh hải nhiều quá. Thật ra vấn đề mất mát lănh hải cho ngoại bang không bi đát quá như vậy. Lănh hải nằm trong khu vực biển nằm cách bờ 12 hải lư. Nếu bờ biển c̣n nguyên từ Móng Cái đến Hà Tiên th́ lănh hải vẫn tồn tại dọc theo bờ Móng Cái/ Hà Tiên đó mà thôi.
Vậy nội dung bài này nói ǵ khó hiểu vậy ?
Xin thưa ngoài lănh thổ tức dải đất h́nh chữ S cũng như lănh hải cách bờ 12 hải lư, Việt Nam chúng ta cũng như tất cả mọi quốc gia ven biển khác trên trên thế giới c̣n có một số quyền hạn trên khu vực biển “Hải Phận Đặc Quyền Kinh Tế” và Thềm Lục Địa... Nếu nói Việt Nam gồm hai phần Đất và Nước th́ phần Nước này rất bao la, rộng lớn hơn dải đất 329560 km2 nhiều lần. Biên giới Nước ấy ở đâu, bản đồ nào ... không ai hay.
Vùng Đặc Quyền Kinh tế EEZ
Trong Luật Biển Liên Hiệp Quốc UNCLOS [2] hiện hành, vùng Đặc quyền Kinh Tế (tiếng Anh : Exclusive Economic Zone EEZ ; tiếng Pháp : Zone Économique Exclusive ZEE) là vùng biển mở rộng từ các quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp giáp với lănh hải. Nó được đặt dưới chế độ pháp lư riêng và được quy định trong phần V Vùng Đặc Quyền Kinh Tế (ĐQKT) của Công Ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982. Vùng biển này có chiều rộng 200 hải lư (khoảng 370,4 km) tính từ đường cơ sở, ngoại trừ những chỗ mà các điểm tạo ra nó gần với các quốc gia khác. Trong khu vực Đặc Quyền Kinh Tế, quốc gia có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển [3].
Quốc gia duyên hải như Việt Nam theo đó phải có tối thiểu vùng biển đặc quyền kinh tế EEZ 200 hải lư. Trong vùng Hải Phận này, chúng ta có quyền khai thác và sử dụng tài nguyên giống như chúng ta đă từng khai thác và sử dụng tài nguyên trên đất liền vậy.
Trong t́nh thế hiện nay, các quốc gia quanh Biển Đông đều cố tranh giành những vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn cho nước họ. Biển Đông với chiều ngang khoảng 600 hải lư sẽ không c̣n sót lại vùng biển nào đựợc gọi là biển quốc tế nữa.
Thềm Lục Địa Việt Nam
Không giống như trường hợp bờ biển bao quanh Phi luật Tân và bờ biển bao quanh phía Nam của Nam Dương quá dốc, bờ biển Việt Nam thoai thoải trải dài từ bờ ra khơi. V́ đáy biển không có sự ngăn cách của các rănh biển sâu (trench, trough) gần bờ nên sự nới rộng Hải Phận của Việt Nam hợp lư hơn các nước khác [4]. Bản đồ địa chất cho thấy Biển Việt Nam là sự nối tiếp địa h́nh đất liền chạy dài ra biển. Cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm trên Thềm Lục Địa nước ta. Hoàng Sa nằm chung trên nền đất của Cù Lao Ré và tỉnh Quảng Ngăi. Trường Sa là phần nối của đất liền của Nam Trung phần và Nam phần Việt Nam. Đó là lư do 2 Luật Gia của Hoa Kỳ Mark J Valencia và Jon Van Dyke đă phát biểu rằng Việt Nam có những lư lẽ hợp pháp về đặc quyền kinh tế và nên tuyên bố chiều rộng Thềm Lục Địa và Hải Phận kinh tế rộng ra cho tới 350 hải lư
Pháp Lư về Thềm Lục Địa
Những hoạt động khai thác thương mại như dầu mỏ và hơi đốt từ đại dương chủ yếu được tiến hành trên các Thềm Lục Địa. Quyền lợi kinh tế trên Thềm Lục Địa do các quốc gia có biển đă được ghi trong “Công Ước về Thềm Lục Địa” của Liên Hiệp Quốc từ năm 1958. Một vài đoạn trong đề nghị đă được tu chỉnh và thay thế bởi các điều khoản trong Công Ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
Theo Công Ước đó, Thềm Lục Địa của một quốc gia ven biển bao gồm
- đáy biển và ḷng đất dưới đáy biển bên ngoài lănh hải của quốc gia, trên toàn bộ phần biển kéo dài tự nhiên của lănh thổ đất liền cho đến bờ ngoài của dốc lục địa.
- hoặc cách Đường Cơ Sở (dùng để tính lănh hải) một khoảng cách là 200 hải lư (370,4 km), khi bờ ngoài của dốc lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn 200 hải lư.
Trong trường hợp bờ ngoài của dốc lục địa kéo dài tự nhiên lớn hơn 200 hải lư tính từ Đường Cơ Sở th́ quốc gia đó có thể xác định ranh giới ngoài của Thềm Lục Địa cho ĐQKT của ḿnh như sau :
- Hoặc theo bề dày trầm tích : Đường nối các điểm cố định tận cùng bất kỳ mà lớp trầm tích có độ dày bằng hoặc lớn hơn 1 % khoảng cách từ điểm đó tới chân dốc lục địa.
- Hoặc theo khoảng cách : Đường nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lư (111,1 km) [6].
Nhờ địa h́nh đáy biển thoai thoải và lớp trầm tích ngoài khơi có độ dày đáng kể, Việt Nam có đầy đủ điều kiện để được hưởng vùng biển ĐQKT như vậy.
biển đông
Một đề nghị phân chia Hải Phận Biển Đông (200 hl và rộng hơn) theo Tiến Sĩ Mark J Valencia. Việt Nam có vùng Đặc quyền Kinh tế EEZ rộng 722338 km2.
Luật biển UNCLOS quy định Thềm Lục Địa tính từ đường cơ sở không được vượt quá 350 hải lư (648,2 km) [7] hoặc cách đường đẳng sâu 2500 mét một khoảng cách không vượt quá 100 hải lư (185,2 km).
Nếu nhận Hải Phận 350 hải lư, Việt Nam phải tuân thủ các quy định cụ thể để vẽ xác định đường ranh giới ngoài của Thềm Lục Địa sao phù hợp Luật Biển, rồi chuyển cho Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa duyệt, chấp thuận đệ tŕnh lên Đại Hội đồng của Công Ước UNCLOS.
Chi tiết việc mở rộng Hải Phận quá 200 hải lư này c̣n có thêm 2 điều kiện nữa là :
Quốc gia phải xác định rơ tọa độ, thông báo các thông tin tính toán cho Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa với hạn cuối cùng là năm 2009.
Quốc gia có nghĩa vụ đóng góp tài chính hay hiện vật cho việc khai thác các tài nguyên phi sinh vật của phần biển nằm ngoài phần Thềm Lục Địa cơ bản (200 hải lư đầu).
Tài liệu lưu trữ tại Liên Hiệp Quốc cho đến nay chưa ghi nhận Việt Nam có làm như vậy hay không ? Trong khi đó, hạn kỳ tŕnh Ủy Ban Ranh Giới của LHQ đă gần kề.
Biểu thị Nội Hải , Lănh Hải, Vùng ĐQKT chuẩn, Vùng ĐQKT nối dài ra 350 hl và Thềm Lục Địa theo 2 tài liệu :
Trái : Quốc gia Úc Đại Lợi, Phải : Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên hệ Vùng ĐQKT nối dài với Hoàng Sa & Trường Sa
Theo tấm bản đồ của Tiến Sĩ Mark J. Valencia thuộc Viện East West Center, Hawaii, tính từ bờ biển trở ra, Việt Nam có vùng ĐQKT rộng 722,338 km2. Nhưng Việt Nam c̣n sở hữu Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo này có nhiều phần nằm ngoài giới hạn 350 hải lư. Hải Phận Việt Nam đương nhiên bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa với vùng ĐQKT nới rộng nói trên. Tổng cộng, Hải Phận nước ta phải rất lớn. Vùng nước (waters) một triệu km2 chắc là tính như vậy chăng ?
Cũng theo đúng luật UNCLOS, TC không có điều kiện để tuyên bố việc nối dài Hải Phận như vậy. Phía bắc của Hoàng Sa có một vùng biển sâu (through) ngăn chận Thềm Lục Địa của họ. Thêm một rănh biển thứ hai c̣n sâu hơn nữa chạy dài ở phía bắc Trường Sa. Bản đồ đáy biển của họ cũng phải vẽ rơ ràng như thế !
Phi Luật Tân cùng trường hợp với TC ; nước này có 2 rănh biển sâu ngăn chặn là Manila và Palawan, khiến Thềm Lục Địa Phi không chạy được ra khơi [8].
Tấm bản đồ đơn giản này (các đường nét trích từ bản đồ Valencia) cho thấy :
(1) trầm tích từ VN tích tụ rất xa ngoài khơi,
(2) vùng ĐQKT 200 hải lư,
(3) vùng ĐQKT 350 hải lư tương ứng với 2 Quần Đảo Hoàng Sa Trường Sa.
Địa điểm nào trong Hải Phận Việt Nam
TC đă chiếm các đảo Hoàng Sa, Trường Sa. TC đă đánh ch́m chiến hạm, giết người Việt Nam cả lính lẫn cả dân lành vô tội. TC vẽ bản đồ Lưỡi Rồng 9 gạch từ năm 1947, âm mưu chiếm đoạt Hải Phận, sở hữu toàn thể Biển Đông.
Năm nay 2007, TC vẫn tuyên bố 80 % Biển Đông h́nh Lưỡi Rồng U shape với bản đồ 9 gạch là của họ. Nguy cơ Việt Nam mất thêm đảo và Hải Phận Biển Đông cũng c̣n nguyên đó !
TC đă thành công trong việc chiếm đoạt hàng chục ngàn km2 trong Vịnh Bắc Việt. Bản đồ vùng nước khu phía Bắc rơ ràng cho thấy Đảng Công Sản với Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải và Quốc Hội bù nh́n của họ cam tâm dâng biển cho kẻ thù của dân tộc. Những chuyện lộn xộn về biển với TC đă có nhiều và sẽ c̣n tiếp tục. Địa điểm này hay địa điểm kia có nằm trong Hải Phận Việt Nam hay không ? Chúng ta cần phải có tấm bản đồ Hải Phận mới có thể xác nhận được.
Vùng biển TC cướp đoạt và Việt Công kư kết chấp nhận. Trước đây, năm 1887 đă có đường Đỏ (KT 108 độ 03' Đông) phân chia. Theo Luật Biển th́ ranh giới là trung tuyến giữa hai bờ biển (và giữa 2 đảo Bạch Long Vĩ / Hải Nam). TC không cần luật lệ, nay đă lấn sâu vào sát đất liền Việt Nam (đường 21 điểm).
Công việc vẽ bản đồ Đất Nước (gồm cả Hải Phận) là bổn phận của chính quyền. Ngay khi vào học lớp Vỡ Ḷng hay Đồng Ấu gần trăm năm trước, học tṛ Việt Nam nào cũng thấy tấm bản đồ nước ta trên vách tường. Ranh giới "Đất" như vậy đă có sự xác định từ lâu, c̣n ranh giới "Nước" cho đến hôm nay vẫn chưa ai nh́n thấy tấm bản đồ nào !
Mọi tài liệu về địa lư, chính trị, giáo dục trong nước Việt nam đều đă xác quyết vùng Hải Phận Việt nam rộng lớn tới 1 triệu km2, tức gấp 3 lần diện tích đất liền. "Nhà Nước đă và đang cố gắng vẽ địa đồ chữ "S nhỏ 329560 km2" cho thêm chính xác. Bản đồ chữ "S lớn 1329560 km2" và bản đồ Hải Phận Việt Nam 1000000 km2 tức gấp 100 lần vùng biển đă mất cho TC cũng phải vẽ và cho nhân dân biết để cùng nhau bảo toàn Đất Nước mà Tổ Tiên Việt Nam để lại.
Vẽ Bản đồ Hải Phận Khó khăn Lắm Sao ?
Việt Nam đă công bố nhiều quyết định về Hải Phận, trong đó văn kiện căn bản nhất về Đường Cơ Sở và Nội Hải 226000 km2 có tŕnh Liên Hiệp Quốc.
Tuy vậy nếu lục lọi hồ sơ của các Cơ Quan liên hệ tới Luật Biển th́ người ta không thể t́m thấy bất cứ một giấy tờ chính thức nào liên hệ rơ ràng tới diện tích đất nước1329560 km2 hay 1000000 km2 của phần nước tức Hải Phận Việt Nam.
Những đường cơ sở (baselines) của duyên hải Việt Nam tuyên bố ngày 12/11/1982. Nội Hải Việt Nam 226000 km2 gồm hai khu vực ranh giới lịch sử trong vịnh Bắc Việt, vịnh Thái Lan và khu vực biển nằm bên trong những đường cơ sở.
Việc vẽ bản đồ Hải Phận không khó khăn ǵ cả đối với những “tay chuyên nghiệp”. Việt Nam lại may mắn có nhiều người “thợ vẽ” như vậy trong hàng ngũ lănh đạo tối cao của “Đảng và Nhà Nước” đương thời. Nếu họ chịu làm th́ thật may mắn cho Tổ Quốc Việt Nam.
Trước đây nhiều năm, chúng tôi lấy tư cách là một người Việt Nam muốn “bảo toàn lănh thổ” đă mạo muội viết rằng : Chúng ta có thể đề nghị, thỉnh cầu các Ông Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh (vốn là Học viên Trường trung cấp nông lâm, từng vẽ và sử dụng bản đồ nông lâm) với Chủ tịch Nước Trần Đức Lương (2) (từng học sơ cấp, học bổ túc trung cấp địa chất, vốn là hoạ viên chuyên nghiệp của Nhà Nước) vẽ hay chỉ thị nhân viên vẽ ngay Bản Đồ h́nh chữ "S lớn 1329560 km2" và bản đồ Hải Phận Việt Nam 1000000 km2 (gấp 3 lần lănh thổ) mà các Ông và Nhà Nước đă công bố từ lâu, trước khi quá muộn.