Một đ̣n gánh, đôi sợi thừng chắc chắn và bờ vai chai sần u lên thớ thịt như lực sĩ sau mỗi chuyến hàng lại tím bầm, ngày qua ngày, những người phụ nữ nơi chợ đầu mối Long Biên Hà Nội bươn bả gánh gồng mưu sinh.
|
Những gánh hàng nặng trịu dịt lớp áo mỏng với da thịt. |
Những đôi vai chai sần
Ngồi một góc chợ, một người phụ nữ quê Khoái Châu, Hưng Yên dè chừng không cho biết tên, nhưng lại xởi lởi nói chuyện gánh gồng: “Có bà vai chai sần lên. Mỗi lần gánh là đau ê ẩm, đ̣n gánh t́ lên làm chóc từng mảng chai sạn”.
Ở chợ đầu mối Long Biên từ ngày tới đêm, chẳng mấy lúc ngơi nghỉ mua bán. Rộn ră nhất là tầm 3 - 4 giờ sáng th́ có đầy những bờ vai chai sần.
Những phụ nữ làm nghề gánh thuê ở đây đến từ nhiều vùng quê nghèo khó của Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nam Định… Đất canh tác ít, chẳng có nghề phụ nên sau cấy hái, từng tốp người cùng làng cùng xă lại rủ nhau t́m công việc làm thêm ở Hà Nội.
|
Gánh gồng mưu sinh. |
“Làm nông, nhưng đâu phải gánh nặng thế. Đi thế này mới gánh nặng, có lúc quá cả cân người. Ngày đầu tiên gánh có 40 - 50 kg bước đi mà chân chỉ chực quỵ xuống. Sáng về chân không bước nổi lên cầu thang. Đùi đau như kiểu vận động viên gặp chấn thương” - cô Trần Thị Đào (Vĩnh Phúc), một người gánh thuê nói.
Giấc ngủ ngày chẳng thể bù lại cho đêm thức trắng bươn bả đầu chợ cuối bến…, nên trông sắc diện của cô Đào già hơn nhiều so với tuổi 50. Cô Đào đă gánh ở Hà Nội 8 năm. Đứa con gái lớn đă lấy chồng của cô cũng vừa đi gánh được hai hôm.
Quẩy gánh đi bên, cô Lê Thị Vinh - em chồng cô Đào, mới ngoài 40, là một trong những người đầu tiên của làng đi gánh thuê. Cô bắt đầu làm khi chợ Long Biên c̣n thưa vắng, buôn bán diễn ra chủ yếu vào ban ngày.
Chục năm trong nghề đủ cho cô Vinh thay 3 - 4 đời đ̣n gánh. Chiếc đ̣n mới nhất cũng đă cũ kỹ, cong vặn. Không c̣n vẻ vàng bóng của tre nữa mà thay bằng những mốc, những đen của mồ hôi, mưa nắng.
“Đ̣n gánh khỏe th́ ḿnh gánh 3 năm, 4 năm không găy được. Cái yếu, gánh mà nặng chỉ độ 2 - 3 tháng là găy ngay. Cái này làm từ tre cật, mang từ quê th́ khỏe và rẻ hơn. Ở chợ Đồng Xuân đ̣n gánh yếu mà 2 -3 chục ngh́n đồng một cái” - cô Vinh cho hay.
Đ̣n gánh có thể thay, hay chắp nối, nhưng người chẳng thể khác. Ngần ấy năm kĩu kịt đ̣n gánh trên vai, dáng người phụ nữ làm nông quen lao động như cô Vinh cô Đào có phần xô lệch. Dưới lớp vải của chiếc áo lao động mỏng sờn bạc hằn rơ một bên vai u lên. Những lúc đi không, người vẫn cứ lềnh lệch, tay vung vẩy như đang mang theo 40 – 50 kg hàng.
|
Kiếm sống đêm. |
Tất tả cả đêm ngoài bến băi, khuôn mặt vơ vàng, quầng mắt thâm, những người phụ nữ gánh thuê như cô Đào, cô Vinh, đêm đêm bắt đầu làm việc từ 22 - 23 giờ, đông nhất từ 0 giờ, kéo dài cho đến 6 - 7 giờ sáng hôm sau.
Thừng buộc gọn vào đ̣n gánh, họ rong ruổi, ṿng ṿng qua các xe hàng khắp chợ để chờ một tiếng gọi thuê gánh.
Những người làm lâu ở chợ, quen mặt và biết nơi gửi hàng của khách th́ được nhiều người thuê. Cô Vinh nói: “Gánh lâu ở chợ, khách đến mua nhiều quen mặt th́ gọi. Ai gọi th́ ḿnh gánh. Lại biết các chỗ người ta gửi hàng rồi, cứ thế gánh ra. Họ khỏi phải đi theo”.
Một tiếng gọi… Khuôn mặt sạm đen của người phụ nữ tuổi 40 bươn chải gió sương của cô Vinh trở nên tươi rạng. Bàn tay phụ nữ thô ráp lại thoăn thoắt quấn quấn buộc buộc bốn thùng táo; một cái nhún vai cả gánh đă gọn gàng kẽo kẹt trên vai, chân bước vội về phía cổng chợ… Mồ hôi đẫm chiếc áo lao động sờn bâu, bạc màu.
Không kịp lau những giọt mồ hôi thi nhau túa trên mặt, người phụ nữ ấy lại mau mau quay vào trong t́m chuyến mới. “Phải lanh cái tay cái chân mới được nhiều chuyến, tranh thủ lúc người ta đến lấy hàng đông” - cô Vinh vừa đi vừa phân trần.
Những gánh hàng nặng hơn v́ đường đông. Xây xát va chạm người - xe đẩy… là chuyện thường t́nh. “Tắc đường, muốn đổi vai cũng chịu. Lúc đó chỉ muốn đặt, muốn vứt gánh xuống đất” - cô Vinh nói.
1.000 đồng, giờ khó mua nổi cốc nước. Nhưng bên mỗi thùng hàng, người ta c̣ kè thêm bớt 5.000 - 1.000 đồng cho một gánh nặng hàng chục cân. Giá cả bao lần lên xuống, nhưng tiền mỗi gánh hàng ở chợ Long Biên chẳng mấy khác. 10.000 - 12.000 đồng cho một gánh hàng nặng 40 kg. C̣n những gánh hàng độ 20 - 30 kg độ 5.000 - 7.000 đồng.
“Đêm nào vai mỏi dừ, chân bă ra là hôm ấy cũng được 300.000 - 400.000 đồng. C̣n không, được trăm hơn trăm kém. Lỗ” - cô Tuấn nhẩm tính.
Bao giờ buông gánh, hồi hương?
Không quá to tát hay ước hẹn, miền đất hứa của những người phụ nữ nông thôn như cô Vinh cô Đào, cô Tuấn chỉ là chợ đầu mối gần cây cầu Long Biên trăm tuổi.
Các khoản chi tiêu tại Hà Nội đều tằn tiện tới mức thấp nhất. Mấy người thuê chung một pḥng trọ bên Phúc Xá, giá 1 triệu, chưa kể điện nước.
Nhưng cũng có rất nhiều người thuê tạm những nhà tập thể. Trọ bên Phúc Xá, cô Hoàng Thị Tuấn (Hưng Yên) cho biết: “Ở tập thể một nhà mấy chục người. Mỗi người 8.000 đồng/ngày. Ở ngày nào th́ trả tiền ngày nấy”.
Ở th́ vậy. Ăn th́ mang gạo lên thổi, mua thức ăn về nấu chung. Mỗi lần về, lúc xuống lại đèo đi độ 10 cân.
Ốm đau không làm được th́ về. Đau nhức hay mấy cái hắt hơi, xổ mũi, “bảo bối” của họ là lọ dầu, hộp cao. “Nếu gánh nặng quá, lúc thay đổi thời tiết th́ cũng mệt mỏi, đau nhức chứ. Mệt mỏi th́ xoa dầu. Về cứ lấy dầu nặn vào là đỡ” - cô Vinh cười trừ.
Những người phụ nữ gánh thuê ấy, mỗi tháng cũng gửi về nhà được đôi ba triệu. Khoản tiền ít ỏi ấy có thể đỡ đần được biết bao nhiêu việc ở quê - việc cần chi th́ đầy mà tiền chẳng bao giờ sẵn. Nhiều người đă phụ giúp chồng nuôi con trưởng thành; xây được nhà, sắm sửa tiện nghi.
Đẩy chuyến xe hàng chở quả ngược dốc, tiếng thở hắt đứt quăng, cô Vinh hồ hởi khoe: “Phải hỏi đâu xa. Đi làm thế này cô cũng phụ xây được hai ngôi nhà cấp bốn - nhà ở quê chỉ cần thế, nuôi được hai đứa lớn lấy chồng, lấy vợ, giờ một đứa học lớp 12”.
|
Chợ đầu mối Long Biên tấp nập về đêm. |
Nhiều người ít gánh nặng về con cái ăn học, nhưng vẫn bám trụ với khoảnh chợ Long Biên. “Ở nhà chẳng thu được cái ǵ, lương không có. Đi thế này chẳng phải nuôi cái ǵ. Con lấy chồng lấy vợ hết rồi. Cũng phải đi làm lấy tiền tiêu, chứ ở nhà làm ǵ mà có tiền” - cô Đào phân trần.
Chợ đầu mồi Long Biên hằng đêm vẫn nhập nḥa trong ánh sáng từ đèn xe, từ các gian hàng. Trên nền chợ lầy lội như ruộng cày vẫn có bóng của những bước chân tất tả đưa hàng, dáng người lềnh lệch quẩy gánh… đổ dài. Những bóng gánh gánh gồng gồng mưu sinh.
Mai Xuân Tùng, tienphong.vn