Sau khi có bài phản ánh: “Người đi đường “tàn nhẫn” với nạn nhân bị TNGT”, th́ một cuộc tranh luận gay gắt đă diễn ra trên nhiều trang mạng xă hội về sự vô cảm, về ḷng tốt và cả về câu hỏi đơn giản nhất “cứu giúp hay không?”.
“Có phải con người nữa không?”
Bạn đọc Been chia sẻ với ṭa soạn Kienthuc.net.vn: “Tất cả nên nghĩ lại ḿnh một phút để biết ḿnh có phải là một người tốt hay không? Chỉ biết đổ lỗi cho nhau và không chịu xem thử việc ḿnh cần làm và nên làm "cứu người như thể cứu ta"… một phút để cứu một người có khó hay không? Hay đứng nh́n để phê b́nh và phản ánh?”.
Câu chuyện này cũng được lan truyền rộng trên các diễn đàn, mạng xă hội. Trên mạng xă hội Facebook, thông tin này có đến gần 500 lượt chia sẻ với ư kiến bàn luận về sự vô tâm, vô cảm của người đi đường.
Thành viên có tên Quyết Kzô tâm sự: “Mẹ ḿnh cũng bị bọn chở hàng quệt ngă trên cầu Long Biên đến ngất đi mà măi mới có ông xe ôm đưa đi cấp cứu. Giống hoàn cảnh của mẹ ḿnh, buồn quá!”.
C̣n thành viên có tên Kenwin thốt lên: “Thật vô tâm, không có tính người”. Thành viên Đức Thịnh th́ đặt câu hỏi: “Thấy người bị nạn mà làm ngơ, có phải con người nữa không?”.
Bức ảnh thổi bùng cuộc tranh căi về sự vô cảm và t́nh người
Trên 1 diển đàn thành viên Em_be_HN bức xúc: “Con người nh́n thấy đồng loại bị nạn, sợ không dám lại gần, không dám cứu giúp. Trong khi đó, loài vật thấy đồng loại bị nạn th́ đứng bên cạnh hoặc cố t́m mọi cách giúp đỡ từ con chó, con mèo hay các con thú khác”.
Thành viên Lebichly nhận xét: “Đúng là t́nh người ngày càng tệ trong cái xă hội này. Đọc mà buồn”.
Sợ khi cứu người?
Tuy nhiên, bên cạnh phản ứng về sự vô cảm của con người, rất nhiều ư kiến đă phàn nàn về những lo sợ mà họ sẽ vướng vào khi cứu người.
Trên trang mạng Facebook, thành viên có tên TrungHieu Dvcd tâm sự: “Tôi từng cứu người. Tôi chở họ vào bệnh viện, công an hỏi ai làm em ra thế này? Nó chỉ anh này đụng... Ḿnh cứu nó, nó đang mê man nói ḿnh đụng làm ḿnh phải viết tường tŕnh lên xuống. May là dân chúng đưa thằng đụng xe vào chỉ thằng này gây tai nạn ḿnh mới được về”.
Trên Webtretho.com, thành viên Lại gạo đưa ra ư kiến và được nhiều người đồng t́nh “Việc không cứu giúp người bị nạn có một nguyên nhân rất khách quan, là nó sẽ mang rất nhiều phiền phức cho người giúp, bệnh viện, công an sẽ hỏi han rất kỹ lưỡng, thậm chí c̣n lập biên bản xem tai nạn thế nào, thân thích ǵ không, tại sao đưa vào bệnh viện”.
“Người nhà nạn nhân đến cũng rất dễ hiểu nhầm người giúp đỡ chính là người gây tai nạn, v́ thế th́ mới đưa nạn nhân vào viện chứ. Và nhẹ th́ hỏi như hỏi cung, nặng th́ chửi bới thậm chí xông vào đánh, rồi tra hỏi về đồ đạc xe cộ của nạn nhân, chẳng may mất rồi th́ coi người cứu giúp như kẻ trộm. Thậm chí không ít trường hợp nạn nhân tỉnh dậy một mực đổ cho người cứu chính là thủ phạm gây tai nạn để ăn vạ bắt đền”.
“Ḿnh có hai người quen đă rơi vào hoàn cảnh này, trong đó có một bác già cứu một tay say rượu tự ngă vào lúc đường vắng không có ai làm chứng, cuối cùng ko có cách nào căi được đành mất 10 triệu thuốc men. Đúng là làm phúc phải tội”.
“Ngoài ra trong nhiều trường hợp, bê hoặc dịch chuyển nạn nhân rất dễ làm chấn thương nặng hơn, nhất là những chấn thương cột sống hoặc sọ năo. Nếu không có chuyên môn, tốt nhất là để họ nằm đấy và đợi xe cứu thương cùng đội cấp cứu chuyên nghiệp”.
Phản ánh với Kienthuc.net.vn, bạn đọc Nguyễn Hiếu (B́nh Dương) tâm sự: “Cứu giúp một người gặp tai nạn là một nghĩa cử cao đẹp, nhưng không phải lúc nào ḷng tốt ấy cũng được đền đáp xứng đáng. Có lẽ mọi người chưa gặp phải t́nh cảnh người cứu giúp lại trở thành người gây ra vụ tai nạn và phải đền tiền cho kẻ được cứu giúp. Nhưng đó vẫn c̣n may mắn, nghiêm trọng hơn nữa là mọi người có thể vướng vào ṿng lao lư nếu như người gặp tai nạn tử vong. Ḷng nhân ái không phải trong t́nh huống nào cũng có được cái kết có hậu”.
Phạm Huyền Chương
theo bee