A. Trung cộng gọi thầu trên nước Việt.
Không phải đến hôm nay Trung cộng mới thực hiện chủ nghĩa “Bán Đất Nhà Người”, nhưng từ thời cổ đại, họ đă làm những việc ấy. Những Hàn, Triệu, Tống, Ngụy, Tần, Tấn, Sở, Vệ... chẳng bao giờ có được cuộc sống yên b́nh bên nhau. Trái lại, cuộc toan tính, thôn tinh lẫn nhau không bao giờ ngừng. Hết tung đến hoành. Hết hoành lại tung! Chi đến khi Tần thủy Hoàng mạnh thế hơn, diệt gọn thất hùng, đốt sách chôn học tṛ th́ cái chuyện bán Hàn, bán Ngụy, bán Triệu... mới chấm dứt.
Tuy thế, cái mộng bành trướng th́ không bao giờ ngừng lại. Khi Thành cát tư Hăn chiếm được Trung Hoa, lập nên nhà Nguyên, đoàn chiến mă hung hăn của ông ta vùng vẫy từ Á sang đông Âu. Những tưởng là sáng dẹp biển bắc, chiều định bến Nam. Không có sông nước, thảo cỏ nào có thể ngăn cản được đoàn chiến mă hùng mạnh ấy? Kết qủa, cả người lẫn ngựa đều ch́m xuống sông Bạch Đằng. Nói toạc ra là các thế lực từ Hán, Nguyên, Minh, Thanh... đă không thể tràn xuống phương Nam v́ ở đó có một Nhà Nam hùng tâm tráng chí với những quân vương, danh tướng v́ dân như Ngô Quyền, Lê Lợi, Hưng Đạo Vương, Nguyễn Huệ...!
Đến thế kỷ 20, những lê dân của Hàn, Triệu, Tề, Ngụy, Sở, Tấn, Tần... đă bạc nhược dưới đế ngựa Mông Nguyên, thêm một thời cúi đầu cắt tóc để chỏm đuôi ngựa của Măn Thanh. Trung quốc đă chẳng c̣n là chính ḿnh. Tệ hơn thế, trở thành miếng mồi, thành những vùng tô giới của Tây Phương chia xé, hoặc chịu nhận sự thống trị của con cháu thần Thái Dương. Cuối cùng lễ giáo của Khổng, Mạnh phải nhường chỗ cho Mác, Lê, một chủ thuyết gian trá, và dựa vào thế lực cộng sản từ Liên Sô, Trung quốc mới có cơ may thống nhất, chấm dứt cảnh bị chia thành những vùng tô giới vào năm 1949. Rồi sau khi hoàn tất cuộc đấu tố với hơn 2 triệu người chết và hoàn thành cuộc “cách mạng văn hóa”, một kiểu đốt sách chôn học tṛ của bạo Tần tái diễn, chôn vùi toàn bộ những gía trị luân lư đạo đức của xă hội xuống vũng bùn nhơ, cho suy đồi tham vọng nổi lên, Trung cộng tạo thành một nước cộng sản có số dân đông nhất thế giới. Tuy thế, trong suốt thời kỳ cực thịnh của chủ nghĩa CS, TC không tạo được một thế lực riêng.
Tính ra, phải mất nửa thể kỷ núp dưới vạt áo của Liên Sô để thực hiện tận t́nh chủ nghĩa "bán đất nhà người” đối với người dân ở trong nước, Trung Cộng mới dám vượt rào cản Liên sô, có bước đi riêng khi đón TT Nixon của Hoa Kỳ vào năm 1972. Chuyến đi này đă đưa TC sang một thế đứng hoàn toàn đổi khác. Trước tiên, họ lặng lẽ chấp nhận làm ăn gia công với gía rẻ cho thế giới tư bản. Kế đến, nhờ đó mà cóp nhặt, trau giồi kỹ thuật tân tiến từ bên ngoài. Đến nay, đặc biệt là từ khi khối CS Liên Sô tan ră vào năm 1989, TC đă nổi lên như một thế lực mới. Thế lực kinh tế của TC tuy không nằm trong hàng công kỹ nghệ nặng, nhưng hàng gia dụng từ cái đinh ốc, cái chỗi quét nhà, cái búa đóng đinh, cho đến những tiện ích cá nhân như máy tính, truyền h́nh... với nhăn hiệu Trung cộng hầu như đă tràn ngập thế giới. Những thành phẩm này đă đem về cho Trung cộng nguồn lợi nhuận rất dồi dào. Hơn thế, họ lại trở thành chủ nợ của anh nhà nghèo hào phóng Hoa Kỳ. Trong cái thế ấy, buộc TC phải vươn vai đứng dậy.
Khi đứng dậy, người ta thường có khuynh hướng nh́n lên, TC lại khác. Dù không muốn, TC không hề có ư định mở mang tầm ảnh, gây hấn với cựu "đồng chí” Liên sô. Hơn thế lại tỏ ra thân thiện với người anh em một thời “môi hở răng lạnh” này. Và dĩ nhiên, TC rất bực ḿnh với cái nhóm ốc đảo là con cháu của thần Thái Dương đứng chắn trước mặt, đă có thời đạp gót giày trên phần đất của Trung Hoa vĩ đại! Nhục th́ chưa quên, nhưng xem ra “nó” c̣n mạnh lắm, không thể bung ra phía trước mặt được. Kết qủa, chỉ c̣n một hướng duy nhất. Nh́n về phương nam. Trung cộng quyết liệt ăn thua với những nước láng giềng nhỏ bé ở phương nam này.
B. Phản ứng từ Phương Nam.
Phương Nam, mảnh đất màu mỡ và tiền rừng biển bạc, cách riêng là Việt Nam, nơi mà những Tống, Hán, Minh, Nguyên, Thanh... đă bao lần muốn nuốt gọn, thay tên đổi họ cho nó. Kết quả, mỗi lần mộng bành trướng muốn bung ra là một lần chính những kẻ mang ảo giác này ôm hận, ngậm đắng nuốt cay. Không phải một lần nhưng là nhiều đời truyền nhau, dù rằng ở nơi ấy cũng có những kẻ đưa đường, cỏng rắn cắn gà nhà, bán nước cầu vinh như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống. Nhưng nay xem ra, Hồ Chí Minh và tập đoàn cộng sản c̣n tồi tệ hơn những Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc cả ngàn lần. Nó tồi tệ v́, bên ngoài, họ không thể nh́n ra từ trong đáy mắt của những quan cán Trung cộng luôn đánh gía về tập đoàn này không khác ǵ bọn giá áo túi cơm, bọn tay sai, nhưng lại mang ảo giác chủ nghĩa đại đồng “anh em”. Tuy được TC môi mép gọi là “đồng chí”, nhưng thực ra là những tôi tớ phải nương nhờ vào Trung cộng mà sống c̣n. Biết thế, nên ngày đêm họ tranh nhau dẹp đường, mở lối, cởi áo ra mời báo ơn quan cán TC.
Bên trong, trí khôn của con chuột nhắt ở phương Nam lại tự măn, vỗ ngực cho rằng: Ta đây là đồng chí, là bằng hữu với những đồng chí vĩ đại Trung quốc. Ta ngồi cùng mâm, ăn cùng bàn với người “anh em” này. Ta và họ cùng vai, cùng vế, cùng ǵn giữ 16 chữ vàng dẻo để “bên đây biên giời là nhà, bên kia biên giới cũng là quê hương theo chủ nghĩa cộng sản” ta sợ ǵ ai? Vỗ ngực kiểu tôi tớ, vay mượn như thế, nên họ buộc phải dương oai diệu vơ, bạo tàn với người dân để phô trương thanh thế và che cho bớt cái phần áo nô lệ.
Kết quả của cái ảo giác “bằng hữu” và t́nh “đồng chí” là sau khi đem áp dụng toàn bộ những sách lược của cộng sản, từ việc đấu tố nhân dân cho đến “thu mua”, “cưỡng chế” Tự Do, Nhân Quyền, Công Lư theo ư Mao. Hồ chí Minh và tập đoàn CS đă biến nước Nam, một dân nước với hùng tâm tráng chí qua bốn ngàn năm không c̣n một h́nh tượng nào như trước. Mặt tinh thần th́ thành khối u bạc nhược, thất chí, chia rẽ, thụ động: “mặc mẹ chúng nó, muốn làm ǵ th́ làm” kẻo lụy vào thân! Nhà nhà, người người đều mũ nỉ che tai, áp dụng kế không nghe, không biết, không nói để tồn tại qua ngày. Riêng tấm bản đồ của mẹ Việt Nam th́ mỗi ngày mỗi teo tóp lại. Đă thế, phần nội địa th́ bị phân chia, quy hoạch cho thuê, cho mướn, biến thành từng mảng da beo, da cọp nằm trong tay Trung cộng kiểm soát! Nh́n quê hương bị giày xéo, chia cắt tang thương như thế, có người dân nào mà không rơi nước mắt?
Nói cho ngay, đứng trước cảnh Trung cộng dùng sức mạnh áp đặt chủ quyền, công khai đặt nền hành chánh trên những quần đảo Trường Sa và Trường Sa của Việt Nam, rồi rao gọi, bán đấu thầu t́m nguồn khai thác tài nguyên trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không có một người dân Việt Nam nào mà không tràn nước mắt, đau đớn, uất hận. Nhưng tiếc thay, người dân biết lấy ǵ để bảo vệ quê hương đây? Bởi v́:
1. Người ta không thể bảo vệ cái mà người ta không xác nhận là nó thuộc về ḿnh.
Trong bản công hàm của Phạm văn Đồng kư vào ngày 15-8-1958 không nhắc ǵ đến một chút gọi là chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa. Trái lại, chỉ xác minh chủ quyền 200 Hải Lư ở vùng này là thuộc Trung Cộng. Rồi Ung Gia Khiêm, thứ trưởng ngoại giao Việt cộng lúc đó c̣n nói rơ là, “Nó thuộc về Trung cộng theo tính lịch sử”. Nghĩa là qua văn kiện và những lời tuyên bố này, chính phủ gọi là “ việt nam dân chủ cộng ḥa” do Hồ chí Minh làm chủ tịch, Phạm văn Đồng làm thủ tướng, không cần biết Trường Sa, Hoàng Sa nằm ở đâu, thuộc chủ quyền của ai. Họ chỉ biết, phía Trung cộng ra thông báo ngoại giao, bảo nó thuộc về của Trung cộng là lập tức họ đáp ứng yêu cầu, công nhận cho Trung cộng thoả ḷng.
Đây chính là một h́nh thức, một cách từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất này, bất kể lư do là thù nghịch với tổ quốc và nhân dân Việt Nam hay với chính quyền của miền Nam Việt Nam. Hoặc là sự đổi chác, bán chủ quyền cho Trung cộng. Nghĩa là, công hàm ấy chỉ mang một ư nghĩa duy nhất. Nó không thuộc về Việt Nam. Nó thuộc về Trung quốc! Tất cả những ai, học gỉa quốc tế, hay dân thường, đọc bản văn này một cách khách quan đều nh́n thấy rơ cái nghĩa này của nó mà không cần giải thích thêm.
Tưởng nên nhắc lại ở đây là hội nghị quốc tế ở San Francisco 1951, đă bác bỏ đ̣i hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trương Sa do Liên Sô đưa ra. Trong phiên khoáng đại ngày 5-9-1951 Andrei A. Gromyko – Ngoại trưởng Liên Xô, đưa ra đề nghị gồm 13 khoản tu chính để định hướng kư kết ḥa ước với Nhật Bản. Trong đó có khoản tu chính liên quan đến việc “Nhật nh́n nhận chủ quyền của Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam”. Kết qủa, 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận, Hội nghị đă bác bỏ yêu cầu này của phái đoàn Liên Xô.
Trong khi đó, phía Việt Nam đă tham dự Hội nghị San Francisco với tư cách là thành viên trong khối Liên hiệp Pháp. Đại biểu VN đă tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị, mà không có sự phản đối nào của các nước tham gia. Nghĩa là hội nghị chấp nhận lời tuyên bố về chủ quyền này của phái đoàn Việt Nam một cách toàn diện.
Riêng phía Trung cộng, tuy bị bác bỏ lời yêu cầu trong hội nghị tháng 9-1951 ở San Francisco, nhưng nội dung công hàm đề ngày 4/9/1958 của Chu Ân Lai lại đặt để chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa, Trường Sa và sau đó được Quốc Hội Trung Quốc biểu quyết thuận theo nội dung công hàm này! Rơ ràng là một sai trái. Khốn thay, nhà nước VNDCCH đă xác minh thuận theo cái ư này của TC, ta lấy ǵ mà đ̣i? Chờ lập quy bằng một luật mới chăng?
2. Việt Nam có thể tái xác minh chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa theo tính lịch sử và luật mới không?
“Luật Biển” do QH/ CHXHCNVN với 495 phiếu thuận và một phiếu chống thông qua vào ngày 21-6-2012 và có hiệu lực từ ngày 01-01-2013, xem ra có phần khác biệt với cái công hàm vô trách nhiệm trước kia của Phạm văn Đồng. Trong đó có những điểm:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về đường cơ sở, nội thủy, lănh hải, vùng tiếp giáp lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lư và bảo vệ biển, đảo.
Điều 2. Áp dụng pháp luật
1. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về chủ quyền, chế độ pháp lư của vùng biển Việt Nam th́ áp dụng quy định của Luật này.”
Theo mặt chữ. Chữ “điều chỉnh” ở đây có thể được hiểu là làm lại cho đúng, hay sửa lại những điều sai trái. Nghĩa là trước đây Phạm văn Đồng, do Hồ chí Minh chỉ đạo, đă kư một cái công hàm hoàn toàn sai trái và vô trách nhiệm trong thời chiến, th́ nay, QH của nước CHXHVNVN phải điều chỉnh lại những sai lầm ấy cho đúng với tính pháp lư và căn bản của sự việc? Nh́n chung th́ đúng, nhưng tính thực hành của điều khoản lại tùy thuộc vào ứng dụng, không phải dựa vào vài chữ viết. Kế đến điều 2. Đề cập đến tính pháp lư của bộ luật. Xem ra, dù c̣n nhiều lấn cấn, v́ không dám nh́n nhận và xóa bỏ giá trị sai lầm của một văn bản cũ (hiệu lực hồi tố). Nhưng nếu điều 2 được áp dụng đứng đắn và triệt để theo luật hồi tố, bộ luật này cũng có khả năng hủy bỏ, tiêu hủy cái gía trị trong bản công hàm Phạm văn Đồng kư trước kia. Nh́n tổng quát, nó có dự trù điểm tích cực để đưa đến một kết luận trong điều 19 về đảo và quần đảo: “Điều 19 Đảo, quần đảo 2. Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lănh thổ Việt Nam”
Tuy thế, thời hạn “trống” qúa dài từ ngày thông qua bộ luật cho đến khi nó có hiệu lực thi hành là một bất lợi. Người ta có thể hiểu rằng. Bộ luật muốn báo cho phía Trung quốc biết, họ vẫn có quyền gọi đấu thầu trên vùng lưỡi ḅ nằm trong khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho đến hết ngày 31-12-2012 (theo gía trị công hàm của PVĐ), nên bên ấy muốn làm ǵ th́ làm cho nhanh đi, đừng để phiền cho chúng tôi. Theo đó, nếu Trung cộng thành công trong việc gọi thầu trên cái vùng lưỡi ḅ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trước ngày 31-12-2012 th́ việc tranh chấp càng xa vào vũng lầy, không lối thoát? Việt Nam đành chấp nhận mất luôn vùng đặc quyền kinh tế mà quốc tế công nhận năm 1982 chăng? Ở trong trường hợp này, cái luật biển vừa được thông qua, liệu có khác cái kịch bản “ cưỡng chế” Đầm tôm Hải Pḥng với câu tuyên bố là Sai luật, nhưng Đoàn văn Vươn (VN) chủ đất bị bắt, bị mất đất. Phần nhà nước (TC) và cán cộng vẫn đại thắng, hưởng lợi trong cả hai trường hợp tuyên truyền và lợi nhuận?
Sở dĩ có sự nghi ngờ này là v́: ngay trong bản hiến pháp của nhà nước này đă công bố. Sửa đi sửa lại nhiều lần. Lần nào th́ cũng có nhiều điều khoản bảo đảm Tự Do, Công Lư, Nhân Quyền, Quyền Sở Hữu, trong đó có quyền tự do Tôn Giáo của người dân, nhưng những điều khoản này chỉ có thể tồn tại trên mặt chữ viết, không bao giờ có trong thực hành. Liệu cái luật biển này có là ngoại lệ? Hay nó cũng chỉ là ván bài “ chữ viết” không có thực hành như chính lời của Nguyễn phú Trọng đă xác nhận trong bài diễn văn đón bà Hillary Clinton ngày 12-7-12: “người ta vẫn bảo đừng nghe những ǵ cộng sản nói”, chắc chưa ai quên?
3. Sức mạnh bảo vệ chủ quyền của quốc gia không nằm ở trong nhóm người cầm quyền, nhưng là sức mạnh từ ḷng dân.
Bên cạnh sự đa trá trường kỳ của nhà nước CHXHCN/VN, c̣n một nghi vấn trong thực tế nữa là: Ai cũng biết, ngoài việc phải xác minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam theo thời gian và lịch sử trên giấy trắng mực đen trong luật biển vẫn chưa đủ, nhưng c̣n phải vận động được sức mạnh của toàn dân mà bảo vệ lấy chủ quyền ấy nữa. Bởi v́, nếu không nhờ sức mạnh và sự hy sinh của toàn dân, không một nhóm người lănh đạo nào có thể bảo vệ được chủ quyền quốc gia. Đó là quy luật, dẫu là bất thành văn, nhưng đảng và nhà nước CS th́ lại hành động trái ngược với quy luật ấy.
Trong khoản 2 điều 4 luật biển này có ghi “2. Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển”. Viết thế, nhưng xem ra đây chỉ là ngôn từ nhà nước vẽ vời ra cho vui mà thôi. Nó không có tính huy động người dân Việt đứng lên bảo vệ chủ quyền lănh thổ. Bằng chứng là, có nhiều người Việt Nam ở trong nước đi biểu t́nh, bày tỏ ḷng yêu nước, trong tay cầm tấm bảng TSHS/ Việt Nam là ăn no đ̣n của công an nhà nước. Lư do tại sao? Chắc họ không cần đến sức mạnh từ ḷng dân, nhưng cần giữ 16 chữ vàng “dẻo” viết trên giấy để cho TC hài ḷng và họ có lợi nhuận là được?
Đó là câu hỏi lớn. Bên cạnh những tiêu cực ấy, c̣n những bước đi tối quan trọng, cần phải làm ngay để huy động được sức mạnh của toàn dân để bảo vệ tổ quốc. Nhưng xem ra Việt cộng không muốn, hoặc không bao giờ dám làm. Đó là sự thay đổi, điều chỉnh lại cho đúng phương cách ứng xử với người dân trong nước. Nói toạc ra rằng, nếu nhà nước cộng sản có ư định bảo vệ hoặc nhờ sức mạnh của toàn đân để bảo vệ bờ cơi của tổ quốc như họ nói th́ cái luật biển kia chỉ là phần phụ thuộc. Phần chính yếu phải là một văn kiện chính thức, minh bạch, xác minh tự hủy đi cái cung cách, cái bạo lực “trưng mua”, “trưng thu”, “cưỡng chế”, “quy hoạch” những phần tài sàn là vật chất hay là tinh thần của toàn dân Việt Nam bằng dao mă tấu mà họ đă từng quen tay nghề.
Thực hiện được “điều chỉnh” này, chẳng cần tới cái bản văn về luật biển, cái lưỡi ḅ của tàu cộng cũng bị cắt cụt. Bằng chứng là tiền nhân ta, từ Thống Soái Ngô Quyền, hai bà Trưng, Đức Hưng Đạo Vương, Đức Lê Lợi, Đức Quang Trung... có cần ǵ đến cái luật biển làm nền mà tổ quốc Việt Nam vẫn ngàn năm kiên vững, khiến bắc phương nghe đến tên là vỡ mật. Tiếc rằng cho đến nay không có dấu chỉ nào cho một cuộc đổi thay, điều chỉnh như thế. Trái lại, những đàn áp dân t́nh dă man, những quy hoạch, những cường chế càng lúc càng bạo ngược hơn. Nh́n đó, đa phần cho rằng, khéo mà nó chỉ là cái bánh được phép vẽ ra như thế?
Nếu nó chỉ là cái bánh được phép vẽ ra để phỉnh phờ. Nếu tiếng nói của người dân không được tôn trọng, không có chổ đứng và tập thể CS vẫn như những chân rết, bám chặt và đan kín kẽ lấy nhau để cùng thực hiện chủ nghiă “Bán đất nhà người”, “thu mua” những thứ mà người dân không muốn bán bằng bạo lực, bằng man rợ, th́ chắc chắn, những chân rết ấy cũng sẽ bị bánh xe của lịch sử nghiền nát theo luật tái quy, hồi trả. Bởi lẽ, chế độ chỉ là một khoảng thời gian. Tổ quốc là miên viễn. Toàn dân là sức mạnh. Dân th́ sống với tổ quốc. Họ sống và chết là để bảo vệ tổ quốc. Họ không chết v́ một chế độ nào.
Đọc thêm: Bán đất nhà người (Phần 1)
Bảo Giang
danlambaovn.blogspot .com