Trong hoàn cảnh kinh tế c̣n èo uột, năm nay hệ thống truyền h́nh Hoa Kỳ vẫn c̣n niềm an ủi. Là bội thu nhờ quảng cáo chính trị trong mùa tranh cử, nhất là ở các tiểu bang “xôi đậu” mà kết quả có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Mitt Romney (trái) đang dẫn trước Tổng thống Obama về tiền quyên góp
Lần này, số tiền mà các phe cùng tung ra sẽ vượt xa kỷ lục của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống năm 2010. Từ đầu năm 2001 đến Tháng Sáu vừa qua, ngần ấy đài truyền h́nh đă thu được gần 600 triệu Mỹ kim. Chưa từng thấy! Cũng ly kỳ như những bùn nhơ đang được tung lên truyền h́nh để xuyên tạc đối thủ, ngân sách quảng cáo chính trị rất cao là điều đáng chú ư
Nhưng ai chi ra khoản tiền đó và để làm ǵ khi tác động vào quần chúng và cử tri?
Câu hỏi ấy dẫn tới huyền thoại về thế lực tiền tài trong thể chế dân chủ Hoa Kỳ. Chẳng hạn như bọn tài phiệt, dân Do Thái, thậm chí tổ chức tội ác, hay các tay lái súng, v.v. đă dùng tiền bạc lũng đoạn bầu cử và đưa tay chân lên lănh đạo nước Mỹ.
H́nh như sự thật lại không đơn giản như vậy.
Quần chúng thờ ơ
Từ nhiều năm nay, các nước dân chủ Tây phương đều gặp một hiện tượng chung là quần chúng ngày càng ít tham gia tiến tŕnh quyết định chính trị qua việc đi bầu hoặc gia nhập công đoàn.
Người ta có nhiều ngả khác để tác động vào nhận thức lẫn chính sách quốc gia. Đó là các đoàn thể quần chúng, tổ chức ngoài chính phủ (NGO), hội thiện hay sáng viện, các nghiệp đoàn và doanh nghiệp đa quốc gia, v.v…. Trong số này, dư luận chú ư nhất đến doanh nghiệp. Cái “thuyết âm mưu” theo đó tài phiệt có thể bố trí nhân sự thi hành chính sách có lợi cho họ là một lư luận có vẻ hợp lư. Thể hiện ra bên ngoài là việc tung tiền vận động hành lang chính trị (lobby) và cấu kết với chính trường làm lệch lạc chính sách quốc gia, nên cứ mùa bầu cử là lúc tiền tài phấp phới màu sắc tham ô. Quy nạp vào chế độ tư bản Mỹ th́ có vẻ đúng nhất.
Thuyết âm mưu này giúp người ta khỏi suy nghĩ. Nhưng sự thật lại rắc rối hơn vậy.
Nước Mỹ có 12 ngàn người ghi danh với pháp luật là tư vấn chính trị, nôm na là “thuyết khách”, làm lobby tại thủ đô Washington, và năm ngoái chi hơn ba tỷ Mỹ kim cho hoạt động này. Nước Anh có 14 ngàn tay thuyết khách và chi ra hai tỷ Anh kim (quăng ba tỷ đô la) dù dân số chỉ bằng một phần sáu của Mỹ.
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International – TI) chuyên trị về chống tham nhũng toàn cầu. Theo phúc tŕnh mới công bố hôm mùng sáu Tháng Sáu, TI đă khảo sát quy chế vận động chính trị tại 25 quốc gia Âu Châu và thấy ra 19 nước không có luật lệ kiểm soát hoạt động lobby, trong đó có nước Anh, cũng là nơi không có giới hạn về việc góp tiền cho chính trị. Tổ chức TI c̣n than phiền là Liên hiệp Âu châu thiếu luật lệ chặt chẽ ngay trong cơ chế điều hành tại thủ đô Bruxelles và bị ảnh hưởng quá nặng và quá mờ ám của doanh trường.
Quần chúng ở phương Tây ngày càng ít đi bầu
Ngược lại, Mỹ là nơi có… quá nhiều luật lệ chi phối và kiểm soát các hoạt động nằm trong vùng tiếp cận giữa tiền bạc và chính trị.
Pháp quyền nhà nước tại đây không là khẩu hiệu mà là một cánh rừng nhiệt đới – không phải ngẫu nhiên mà đa số chính khách Mỹ lại là luật sư! Hoa Kỳ chỉ có 5% dân số địa cầu mà có 70% số luật sư của thế giới v́ hệ thống luật lệ vô cùng phức tạp….
Một thí dụ của “đời thường”: John Edwards là luật sư và trở thành triệu phú nhờ biệt tài “rượt xe cứu thương” – thành ngữ Mỹ về việc chạy theo xúi giục bệnh nhân kiện cáo bệnh viện. Làm Nghị sĩ North Carolina, ông ra ứng cử Tổng thống năm 2004, đứng Phó trong liên danh Dân Chủ cùng Nghị sĩ John Kerry rồi tính thử lại thời vận trong cuộc tranh cử 2008. Nhưng luật sư tài ba này thân bại danh liệt không chỉ v́ tội ngoại t́nh ngay giữa bầu cử mà c̣n bị ra toà v́ tội lấy hơn một triệu bạc quyên góp cho tranh cử để che giấu vụ ngoại t́nh: vi phạm luật lệ tranh cử liên bang. Nhờ công tố viên cột hồ sơ không chặt mà ông ta thoát được 30 năm tù!
Vận động tiền bạc
Hoa Kỳ là một xứ thường xuyên có bầu cử. Rẻ ra th́ hai năm là bầu lại toàn thể 435 Dân biểu Hạ viện, một phần ba của 100 Nghị sĩ Thượng viện, và bốn năm một lần, lại bầu Tổng thống cùng Phó Tổng thống. Việc bầu ra 537 chức vụ dân cử cấp Liên bang đó bị luật lệ chi phối và thuộc quyền kiểm soát của Hội đồng Bầu cử Liên bang FEC. (Chuyện bầu bán tại tiểu bang và địa phương th́ chấp hành luật lệ ở cấp thấp hơn.) Trong tranh cử cấp liên bang, các ứng viên được nhận tiền của công chúng hoặc của công quyền. Nguồn tài trợ của công quyền th́ có giới hạn và điều kiện khắt khe chứ của công chúng mới là chuyện lớn.
Ví thế, đây cũng là đề mục gây tranh căi, với hệ thống luật lệ thường thay đổi kể từ năm 1971. Đổi luật cũng là một tiến tŕnh vận động tiền bạc!
“Dùng thế lực tiền tài trong chính trị có thể làm ung thối cơ chế quốc gia và bất công. T́m ra giải pháp thỏa măn hai yêu cầu trái ngược này là điều khó, thường gây bất măn nên cứ thành đề tài tranh căi.”
Sở dĩ gây tranh căi v́ góp tiền vận động cho chính sách hay chính khách của ḿnh là thể hiện quyền tự do ngôn luận của người dân. Nhưng dùng thế lực tiền tài trong chính trị có thể làm ung thối cơ chế quốc gia và bất công. T́m ra giải pháp thỏa măn hai yêu cầu trái ngược này là điều khó, thường gây bất măn nên cứ thành đề tài tranh căi.
Năm 2010, Tối cao Pháp viện và Ṭa Kháng án của Hạt 9 tại thủ đô Washington lại có hai phán quyết lịch sử: cho doanh nghiệp và nghiệp đoàn rộng quyền góp tiền vào bầu cử ở cấp liên bang.
Vấn đề là thu tiền ở đâu và dùng vào việc ǵ?
Về số thu, người ta có bốn nguồn chính: từ cá nhân c̣ con, mỗi người không quá hai trăm bạc: từ các nhà hảo tâm giàu có; các ủy ban quyên góp; sau cùng là ứng viên tự tài trợ bằng tiền riêng. Thông thường, đảng Cộng Hoà có ưu thế trong ngả tự tài trợ và quyên góp c̣ con mà thua đảng Dân Chủ trong hai ngả kia (đại gia và ủy ban vận động). Về cách chi th́ luật lệ có những quy định chặt chẽ với hơn hai chục giới hạn để tránh nạn lũng đoạn. Không đi đúng ngả, dùng đúng cách là phạm luật.
Nhưng các ứng cử viên và và tổ chức chính trị vẫn c̣n nhiều phương thức khác. “Tích tiểu thành đại” là cách gom các nguồn ủng hộ c̣ con thành một khoản lớn, qua một tay tích cực sau này có thể được đền đáp ân t́nh. “Vận động Hành lang” là một cách khác, với việc lập ra các Ủy ban Hành động Chính trị (Political Action Committees PACs) và cả “Siêu PAC” là các đơn vị độc lập không minh danh ủng hộ một ứng cử viên nào nhưng không bị giới hạn về tiền bạc để tác động vào tranh cử qua một số hồ sơ phản ảnh lập trường của ứng cử viên đó.
Ngoài ra, c̣n các đoàn thể vô vụ lợi được quy định trong điều khoản 501(c) và 527 của luật lệ thuế vụ liên bang. Các tổ chức này cũng tác động vào chính trường v́ ảnh hưởng đến nhận thức của cử tri – miễn là phải làm ăn hợp pháp với sổ sách phân minh cho sở thuế liên bang. Sau cùng, các chính đảng cũng có quyền huy động quyên góp và khai thác ngần ấy ngả nói trên và một yếu tố thành công trong đấu tranh dân chủ cũng là khả năng huy động này. Nhưng quy luật chung vẫn là người nhận lẫn các tổ chức vận động đều phải khai báo rơ ràng.
Tựu trung, tiền bạc là cái đ̣n bẩy, được sử dụng khá tinh vi để ảnh hưởng đến nhận thức của cử tri và lá phiếu về chính khách và chính sách, nhưng mọi việc đều công khai hóa và phải hợp lệ.
Ngộ nhận
George Soros đă tuyên bố sẵn sàng hy sinh cả gia sản để đánh bại Tổng thống George W. Bush
Một trong những người giàu nhất thế giới là nhà đầu tư George Soros đă tuyên bố sẵn sàng hy sinh cả gia sản để đánh bại Tổng thống George W. Bush trong cuộc tranh cử năm 2004 và thực tế là chi tiền rất nhiều cho các tổ chức đấu tranh bên cánh tả của đảng Dân Chủ cho mục tiêu đó. Nhưng ông ta phải làm đúng luật, y hệt như các tỷ phú khác đă muốn tác động vào cuộc tranh cử tổng thống năm nay, qua cả hai đảng.
Trận chiến về tiền bạc này là đề tài hấp dẫn cho truyền thông. Nhưng báo chí không được mời tham dự dạ tiệc gây quỹ cho các ứng cử viên, một tiết mục hấp dẫn khác.
Tỷ phú David Koch theo xu hướng tự do tuyệt đối (libertarian) đă mời bằng hữu vào tư thất để ăn cơm riêng với ứng cử viên Mitt Romney sẽ đại diện đảng Cộng Hoà trong cuộc tranh cử tổng thống. Một khẩu phần ăn là năm vạn đô la. Bên kia ranh giới chính trị, hai tài tử điện ảnh là George Clooney và Sarah Jessica Parker, hay tỷ phú Tony James trong tập đoàn đầu tư Blackstone, cũng có sinh hoạt tương tự. Muốn ăn cơm tối để hàn huyên với thượng khách là Tổng thống Barack Obama th́ xin chi ra dăm ba vạn. Đấy là phút nói thật giữa tiền bạc với chính trị?
Truyền thông không được biết nhiều về các cuộc gặp gỡ đó mà chỉ ghi nhận là khi chuẩn bị tái tranh cử, trong hai năm qua ông Obama đă dự 177 sinh hoạt gây quỹ. Cùng khoảng thời gian đó th́ ông Bush cha có 86 lần, ông Bill Clinton 70 lần, ông Bush con 24 lần, Jimmy Carter 25 lần và Ronald Reagan vỏn vẹn ba lần trong các năm 1983-1984. Nhưng có phải v́ vậy mà cử tri sẽ bỏ phiếu theo quan điểm của kẻ lắm tiền bộn bạc nhất không?
“Đa số người Mỹ gốc Do Thái lại dồn tiền qua đảng Dân Chủ, vốn dĩ có lập trường nhiều khi trái ngược với quốc gia Israel của dân Do Thái tại Trung Đông. Các tỷ phú Mỹ cũng thế, họ dồn tiền – nên dồn phiếu – nhiều hơn cho đảng Dân Chủ.”
Sau cùng, ngoài việc dùng tiền tác động vào chính trị th́ phải khai báo và hợp pháp trong mê cung của chính trường Mỹ, người ta vẫn thấy ra vài ba ngộ nhận.
Đa số người Mỹ gốc Do Thái lại dồn tiền qua đảng Dân Chủ, vốn dĩ có lập trường nhiều khi trái ngược với quốc gia Israel của dân Do Thái tại Trung Đông. Các tỷ phú Mỹ cũng thế, họ dồn tiền – nên dồn phiếu – nhiều hơn cho đảng Dân Chủ. Và thế lực tiền tài và nhân lực mạnh nhất tại Mỹ trong mùa tranh cử này không nhất thiết là tài phiệt mà c̣n có các nghiệp đoàn trong khu vực tư doanh lẫn công chức.
Nổi tiếng mà đầy nghịch lư là sức huy động rất mạnh của nghiệp đoàn giáo chức.
Các tổ chức này không chỉ dồn tiền vận động cử tri đi bầu và bỏ phiếu cho ứng viên Dân Chủ. mà c̣n tranh đấu cho các chủ trương xă hội như nữ quyền, dân quyền của thiểu số, hoặc quyền phá thai hay hôn nhân đồng tính. Nghịch lư ở đây là sự sa sút của nền giáo dục trung tiểu học tại Mỹ, trong khi đại diện của thầy cô lại phất cờ cho những mục tiêu khác. Nghịch lư ấy cũng giải thích v́ sao mà ngay giữa cơn suy trầm kinh tế, ứng cử viên Obama lại chọn một số đề mục tranh cử về xă hội mà thiên hạ cho là không thuộc loại ưu tiên như kinh tế.
Ngoài đ̣n phép chính trị khá bẩn, việc theo đuổi tiền tài này mới là vấn đề cho nền dân chủ Mỹ. Nhưng h́nh như cử tri Hoa Kỳ mới là lực lượng được o bế nhất – và họ vẫn có thể gây bất ngờ.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, sống tại California, Hoa Kỳ.
Nguyễn Xuân Nghĩa
Gửi cho
BBC từ California, Hoa Kỳ