Trong khi cái ăn, các mặc c̣n thiếu thốn, th́ người nông dân ở địa phương này... xây “nhà lầu” cho gia súc ở.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) được xem là “rốn lũ” của miền Trung. Vùng đất này, đă phải gánh chịu rất nhiều ảnh hưởng từ thiên tai. Bởi thế, mà cuộc sống của người dân nơi đây gặp không ít khó khăn, thiếu thốn về vật chất, lo lắng về tinh thần. Cuộc sống của nông dân lao động ở Hương Sơn cũng như bao vùng quê nông thôn khác lấy con trâu con ḅ làm đầu cơ nghiệp... Chúng được xem như là tài sản quan trọng và quư giá của mỗi gia đ́nh. Nhà nào ít th́ cũng có một hai con, nhà nhiều th́ dăm bảy con. Bởi thế, mỗi khi có lũ lụt họ sợ nhất là bị cuốn mất trâu ḅ.
Dọc theo con đê Tân Long, chúng tôi về với người dân các xă nằm ven hạ nguồn sông Ngàn Phố. Cái đói, cái nghèo được thể hiện qua vóc dáng của những ngôi nhà ở lụp xụp. Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi bất ngờ là việc thiết kế các công tŕnh sinh hoạt, công tŕnh tránh lũ cho gia súc trong mỗi gia đ́nh. Là một vùng bán sơn địa, xă Sơn Tân chưa nắng đă hạn, gặp mưa là lũ về. Khi lũ đến, th́ mọi thứ trong gia đ́nh, chốc lát có thể “theo sông về với biển”. Chính v́ lẽ đó mà người nông dân nơi đây đă t́m ṭi và sáng tạo ra cái cách để bảo vệ gia súc, gia cầm và tài sản khác.
Trâu ḅ được đưa lên "nhà lầu" mỗi khi lũ về.
Con sông Ngàn Phố vốn dĩ hiền ḥa và thơ mộng nhưng bao đời nay, người dân xă Sơn Long, Sơn Tân, Sơn Ḥa, Sơn Thịnh, Sơn Mỹ sống dọc bờ sông này đă chứng kiến sự nổi giận của nó. Thậm chí, ở các xă nằm ở thượng nguồn như Sơn Kim, Sơn Tây, Sơn Hồng cũng đă phải trắng tay v́ những đợt đại hồng thủy. Người dân cả nước vẫn chưa hết bàng hoàng với trận lũ quét năm 2002 xảy ra tại huyện Hương Sơn. Năm ấy, trận lũ quét lịch sử đă làm trên 80% số xă ở Hương Sơn ngập sâu từ 3-4m. Chỉ tính riêng những ngày trong lũ có tới 83 người chết, 117 người bị thương, hàng vạn con trâu ḅ nổi bồng bềnh trong ḍng nước bạc.
Theo ông Nguyễn Quang Thọ, phó chủ tịch UBND huyện Hương Sơn, những người dân ở vị trí cao th́ họ chỉ cần tôn nền, làm chuồng nuôi. C̣n những nơi thấp hơn, buộc gia chủ phải làm gác xép, xây tầng cao từ 2m - 3m. Với cách làm thế này, nhân dân đă tạo được vị trí tránh lũ cho gia súc ngay trong nhà chứ không phải đưa chúng lên núi khi có lũ về như những ngày trước.
Xă Sơn Tân thuộc vùng hạ Hương Sơn là nơi hợp lưu của ba ḍng sông: Ngàn Phố, Ngàn Sâu và La Giang. Người dân nơi đây sống chung với lũ nên đă có thói quen đối phó với nó. Xây lầu cho gia súc cũng bắt nguồn từ sự tự vệ, tự bảo vệ bản thân và tài sản. Nhà có điều kiện th́ xây lầu kiên cố; nhà khó khăn th́ làm gác xép theo phương pháp thủ công. Ngoài việc làm gác, làm lầu cho gia súc ở th́ thức ăn, rơm rạ cũng cần được bảo quản ở những nơi cao ráo, sạch sẽ.
Ông Nguyễn Đ́nh Nguyên, chủ tịch UBND xă Sơn Tân này cho biết toàn xă đă có trên 95% các hộ có chuồng trại chống lũ cho gia súc ngay trong nhà ḿnh. Trận lũ năm 2010 vừa qua, mặc dù cũng là trận lũ lớn, có tính uy hiếp cao nhưng cả trận lũ ấy, không có con gia súc nào bị cuốn trôi. Làm cái gác b́nh thường mất khoảng 3-7 triệu đồng. Nhưng muốn làm kiên cố, dùng lâu năm th́ phải lên đến 13-15 triệu.
Ông Lê Văn Luận, phó chủ tịch Hội Nông dân xă cho biết thêm: “Sau năm 2002, người dân ở địa phương chúng tôi bắt đầu nghĩ ra cách chống chọi, đối phó với thiên tai. Từ cách làm của một vài hộ gia đ́nh, chúng tôi đă cùng bà con học hỏi, rút kinh nghiệm và phổ biến ra toàn xă mô h́nh này. Không chỉ có xă Sơn Tân mà giờ đây, các xă lân cận cũng tiến hành làm theo mô h́nh làm nhà lầu cho gia súc”.
Mô h́nh xây nhà lầu cho gia súc, đă và đang phát huy được thế mạnh của ḿnh trong việc đảm bảo cơ nghiệp của mỗi gia đ́nh khi mùa mưa băo đang đến gần. Đây cũng chính là mô h́nh có tính ứng dụng cao mà nhiều địa phương khác có thể học tập và thực hiện nhằm giảm bớt các thiệt hại do mưa băo, lũ lụt gây ra.
Theo ông Nguyễn Quang Thọ, phó chủ tịch UBND huyện Hương Sơn, hiện nay trên toàn huyện có khoảng 28.000 con hươu và hàng chục ngàn con trâu ḅ được các gia đ́nh chăn nuôi. V́ vậy, việc chủ động tránh lũ cho các loài gia súc này là việc hết sức quan trọng. Nhiều gia đ́nh nhà cửa tuy c̣n sơ sài, tạm bợ nhưng cũng phải cố xây cho được cái nhà lầu cho gia súc ở.
Theo Người đưa tin