Châu Âu chuẩn bị “hậu sự” cho EUR?
Ngoại trưởng Phần Lan Erkki Tuomioja tuyên bố nước này đă chuẩn bị “kế hoạch” pḥng khi đồng tiền chung EUR biến mất. Ngoại trưởng Áo Micheal Spindelegger yêu cầu châu Âu thành lập “cơ chế vận hành” để trục xuất những thành viên không đủ tiêu chuẩn. Mối lo về sự tan ră của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trở lại sau khi người ta tạm quên trong giai đoạn Olympic London 2012.
Xu thế cứng rắn trong Eurozone
Trong khi các nước đầu tàu trong Eurozone như Pháp và Đức cam kết quyết tâm đưa khu vực đồng tiền chung này thoát khỏi khủng hoảng, các nước nhỏ trong Eurozone đang cảm thấy bất an. Báo Sueddeutsche của Đức cho biết một số nước thành viên trong Eurozone đang chuẩn bị các biện pháp một khi Hy Lạp bị trục xuất khỏi khối này.
Cuộc tranh căi về tương lai EUR một lần nữa tái xuất hiện. Trên báo Anh Daily Telegraph, Ngoại trưởng Phần Lan Erkki Tuomioja tuyên bố khả năng Eurozone tan ră là điều phải được chuẩn bị. Lập trường này được Chính phủ Áo chia sẻ. Trên báo chí Áo, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Michael Spindelegger đ̣i “trục xuất” các thành viên không thực hiện cam kết về kỷ luật tài chính. Ông cho rằng các nước có nền kinh tế mạnh trong Eurozone như Đức, Luxembourg, Phần Lan và Hà Lan nên đưa ra cơ chế trục xuất thành viên khỏi Eurozone. Lời tuyên bố này phản ảnh quan điểm của Bộ trưởng Tài chính Áo Maria Feker có chủ trương trục xuất Hy Lạp.
Chủ tịch Nhóm Bộ trưởng Tài chính khu vực Eurozone, Jean-Claude Juncker, trấn an dư luận trong cuộc họp báo ngày 18-8.
Thủ tướng Đức Angela Merkel từng nói rằng các nước nên chọn lựa để rời khối Eurozone nếu họ không thể hoặc không muốn duy tŕ kỷ luật tài chính. Nhiều tờ báo của Đức đăng tải ư kiến của các nhà chính trị, chuyên gia tài chính và các nhà phân tích cho rằng Hy Lạp nên rời khỏi Eurozone, sau đó cả Tây Ban Nha, Italia và các nước khác cũng nên đi theo. Nhiều người Đức c̣n kêu gọi Đức nên rời bỏ Eurozone để mặc cho khu vực này tự xoay xở. Thủ tướng Merkel ngày càng bị áp lực của các cử tri vốn đă quá ngán ngẩm với việc giải cứu tài chính liên tục cho các con nợ của Eurozone khi mà cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào năm 2013. Những phát biểu trên diễn ra giữa lúc danh sách các nước trong Eurozone cần được trợ giúp tài chính ngày càng dài thêm khi Slovenia trở thành nước thứ 6 cần vay tiền.
Trấn an
Trước những tuyên bố cứng rắn về EUR, Phần Lan phải trấn an công luận và các quốc gia trong khối. Bộ trưởng phụ trách vấn đề châu Âu của Phần Lan, ông Alexander Stubb, nói rằng lời tuyên bố của Ngoại trưởng Erkki Tuomioja “không phản ánh lập trường của chính phủ, Phần Lan ủng hộ EUR 100%”. Lời qua tiếng lại này cũng buộc Hà Lan phải lên tiếng. Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Jan Knees de Jager khẳng định phải “củng cố EUR” v́ đồng tiền chung đă mang lại “nhiều lợi ích cho Hà Lan”.
Hiện nay trong Eurozone, Phần Lan là một trong 4 nước c̣n lại được cả 3 tổ chức thẩm định tài chính chấm điểm AAA gồm Áo, Phần Lan, Hà Lan và Đức. Helsinki đ̣i biện pháp trợ giúp Hy Lạp và Tây Ban Nha phải kèm theo điều kiện. Nếu Phần Lan dùng quyền phủ quyết th́ các kế hoạch cấp cứu Hy Lạp và Tây Ban Nha sẽ bị chặn lại.
Trong khi đó, Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker, Chủ tịch nhóm Bộ trưởng Tài chính Eurozone, phát biểu với báo chí Áo cho rằng chuyện Hy Lạp rời khỏi Eurozone “sẽ không xảy ra”. Ông tự tin cho biết Hy Lạp sẽ nỗ lực gấp đôi để đáp ứng các yêu cầu về thắt lưng buộc bụng. Ông Juncker cùng các bộ trưởng tài chính Eurozone sẽ gặp Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras vào ngày 22-8 giữa lúc có tin Hy Lạp cần thêm thời gian để thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng. “Trong trường hợp Hy Lạp từ chối thực hiện các biện pháp này cũng như cải tổ cơ cấu, chúng tôi sẽ xem xét tới khả năng Hy Lạp rời Eurozone” - ông Juncker nói trên tờ Telegraph (Anh).*
KHÁNH MINH tổng hợp
SGGP
|