Cùng các cập nhật: Phát hiện bệnh lạ giống AIDS, t́m thấy dấu chân khủng long ở trung tâm của NASA, sao băng có thể tạo nên mây phát sáng.
Phát hiện kư sinh trùng gây chuyển đổi giới tính
Các nhà khoa học đă t́m ra nguyên nhân khiến những cá thể đực trong loài tôm và các loài giáp xác khác biến thành cá thể cái: đó là một loại kư sinh trùng gây chuyển đổi giới tính.
Các nhà vi trùng học thuộc ĐH Portsmouth (Anh) phát hiện kư sinh trùng Paramyxean là thủ phạm khiến tôm đực biến thành tôm cái.
Giới nghiên cứu cho biết, những sinh vật biển bị biến đổi giới tính sẽ dễ bị tổn hại hơn do các chất gây ô nhiễm công nghiệp như nhựa, dầu và hóa chất tổng hợp độc hại trong nước biển, khiến chúng suy giảm khả năng chống chọi với nhiễm trùng hoặc bị tấn công.
Phát hiện trên có thể là một bước đột phá đối với ngành nuôi bắt thủy sản vốn đă hứng chịu nhiều tổn thất lớn từ vấn đề chuyển đổi giới tính.
(Nguồn tham khảo: Khoahoc)
Phát hiện bệnh lạ giống AIDS ở châu Á
Các nhà nghiên cứu đă phát hiện một căn bệnh mới, bí ẩn khiến hàng chục người ở châu Á và một số ở Mỹ có các triệu chứng tương tự như mắc “căn bệnh thế kỷ” AIDS dù họ không nhiễm virus HIV.
Theo đó, hệ miễn dịch của các bệnh nhân mắc căn bệnh lạ sẽ bị hủy hoại, khiến họ không thể chống đỡ các mầm bệnh như những người khỏe mạnh.
Hiện tại, đối với các bệnh nhân, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng. V́ vậy, các bác sĩ đă thử nhiều biện pháp khác nhau, kể cả dùng một loại thuốc chống ung thư giúp ức chế việc sản sinh các kháng thể.
Căn bệnh này không bộc phát mạnh ở một số bệnh nhân một khi các nhiễm trùng được chế ngự. Tuy nhiên, hệ miễn dịch trục trặc nhiều khả năng trở thành một t́nh trạng măn tính. Giới khoa học vẫn chưa rơ nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng này, nhưng căn bệnh dường như không dễ lây lan qua tiếp xúc.
(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)
T́m thấy dấu chân khủng long ở trung tâm của NASA
Nhiều thập kỷ nay, các nhà khoa học ở Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA ở Greenbelt, bang Maryland, vẫn hướng lên trời để t́m hiểu về vũ trụ mà lăng quên một mảnh nhỏ của lịch sử Trái đất nằm ngay dưới chân họ.
Cách đây khoảng 110 triệu năm, vùng đất nay là địa điểm thuộc trung tâm khoa học quan trọng của NASA và cũng là nơi sinh sống của giống khủng long Nodosaur. Một trong số khủng long này đă để lại dấu chân rất sâu giữa băi bùn cổ.
Cơ quan của NASA không cho biết vị trí chính xác của dấu chân nhưng nó có kích thước tương đương chiếc đĩa tây.
Ray Stanford - nhà nghiên cứu khủng long nghiệp dư cho hay: "Các nhà khoa học vũ trụ có thể đă đi qua đây nhiều lần nhưng cũng không phát hiện ra. Dấu chân c̣n sót lại là vết chân phải của Nodosaur - loài khủng long ăn cỏ chậm chạp - khi nó đang di chuyển vội vàng”.
NASA sẽ tham khảo ư kiến của cơ quan quản lư và các nhà cổ sinh vật học để đề ra kế hoạch soạn thảo tài liệu và lưu giữ vết chân.
(Nguồn tham khảo: Discovery News/Space)
Sao băng có thể tạo nên mây phát sáng
Khói từ những trận sao băng có thể là nguyên nhân tạo nên những đám mây phát sáng trên tầng thượng quyển của Trái đất. Mây dạ quang (phát sáng vào ban đêm) xuất hiện ở độ cao từ khoảng 76 - 85km trở lên ở phía trên hai địa cực vào những tháng mùa hè.
Khác với những đám mây trắng gần bề mặt Trái đất, mây dạ quang có màu xanh dương sáng do chúng chứa những tinh thể nhỏ xíu.
Một đám mây dạ quang trên bầu trời Canada vào tháng 5.
James Russell - một nhà nghiên cứu khí quyển của ĐH Hampton tại bang Virginia (Mỹ) cho hay: “Mây dạ quang chẳng những xuất hiện nhiều hơn mà độ sáng của chúng cũng tăng và chúng cũng xuất hiện gần xích đạo hơn trước kia. Tôi nghi rằng khí metan đă gây nên những xu hướng đó”.
Các nguồn phát thải khí metan bao gồm gia súc, con người, rác, nhà máy tinh chế nhiên liệu. Metan không chỉ là khí gây hiệu ứng nhà kính, mà c̣n làm tăng lượng hơi nước trong khí quyển khi nó bay tới đỉnh của tầng ozone - nằm cách bề mặt địa cầu khoảng 100km.
(Nguồn tham khảo: National Geographic)
theo mask