Việc vũ khí Trung Quốc xuất hiện tại các điểm nóng xung đột, đặc biệt ở châu Phi, khiến Bắc Kinh bị cộng đồng quốc tế ḍ xét.
“Lái buôn” vũ khí
Theo báo
The Washington Post, vũ khí có nguồn gốc từ Trung Quốc đă bị phát hiện trong một loạt điều tra của LHQ tại những khu vực đang có chiến sự, từ CHDC Congo tới Bờ Biển Ngà, Somalia và Sudan. Trong khi đó, Bắc Kinh thường từ chối hợp tác với các chuyên gia LHQ. Trung Quốc c̣n bị cho là đă sử dụng sức mạnh ngoại giao để giảm những cuộc điều tra nhằm vào nước này.
Hiện tại, LHQ áp dụng lệnh cấm vận vũ khí đối với 13 nước hoặc tổ chức, trong đó có Taliban, al-Qaeda và bảy nước châu Phi. Tuy nhiên, việc Bắc Kinh có tuân thủ quy định quốc tế hay không vẫn là một câu hỏi lớn. Trong ṿng một thập niên vừa qua, từ vị trí của một nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới, Trung Quốc trở thành “lái buôn” vũ khí xếp hàng thứ 6 toàn cầu. Đặc biệt, nước này đang là nhà cung cấp vũ khí dẫn đầu thị trường Hạ Sahara, phía nam châu Phi, với 16 khách hàng trong khu vực. Kết quả này có được từ chương tŕnh xuất khẩu vũ khí giá rẻ mà Bắc Kinh theo đuổi suốt nhiều năm qua.
Vũ khí Trung Quốc được sử dụng trong nhiều cuộc xung đột ở châu Phi - Ảnh: AFP |
Theo báo cáo từ Viện Nghiên cứu ḥa b́nh quốc tế Stockhom (SIPRI) ở Thụy Điển, Trung Quốc hiện chiếm 25% thị phần vũ khí tại khu vực Hạ Sahara. Ông Pieter D.Wezeman, tác giả chính của báo cáo trên, nhận định: “Châu Phi rơ ràng là thị trường quan trọng đối với ngành công nghiệp vũ khí Trung Quốc, v́ đây là bước đệm để họ trở thành nước bán vũ khí hàng đầu thế giới”. Cũng theo ông, vũ khí Trung Quốc vẫn kém cạnh tranh tại thị trường các nước công nghiệp nên Bắc Kinh phải tập trung vào châu Phi. Trước đó, Viện Nghiên cứu RAND, được tài trợ bởi Lầu Năm Góc, công bố tài liệu mang tên Chinese arms production and sales to the third world (tạm dịch Trung Quốc sản xuất vũ khí và bán cho thế giới thứ ba). Đây là báo cáo mật do quân đội Mỹ thực hiện năm 1990 nhằm đánh giá, phân tích về chương tŕnh phát triển và xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc. Báo cáo này ghi nhận các nước châu Phi đang trở thành những bạn hàng quan trọng của các nhà xuất khẩu vũ khí Trung Quốc.
Bắc Kinh né tránh
Tháng 5.2011, tờ Africa Confidential công bố một báo cáo mật do 3 chuyên gia vũ khí của LHQ soạn thảo. Theo đó, nhóm chuyên gia vũ khí của LHQ đă thu được một số vỏ đạn có khả năng gây cháy nổ cao tại thị trấn Tukumare ở khu vực Darfur, nơi quân đội Sudan đang chiến đấu với lực lượng chống đối. Những vỏ đạn này được sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2010, tức hơn 5 năm sau khi lệnh cấm vận vũ khí đầu tiên nhằm vào Sudan có hiệu lực. Tuy nhiên, Trung Quốc từ chối yêu cầu của một ủy ban điều tra thuộc LHQ để t́m kiếm nhà sản xuất các đầu đạn trên.
Tháng 9.2011, báo
The Globe and Mail của Canada khẳng định đă phát hiện những văn bản cho thấy các quan chức Libya từng gặp một số công ty Trung Quốc để mua vũ khí vào ngày 11.6.2011. Đây là giai đoạn mà lệnh cấm vận vũ khí nhằm vào Libya do HĐBA LHQ ban hành đă có hiệu lực được vài tháng. Khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh không biết ǵ về cuộc gặp trên và khẳng định chưa có bất kỳ vũ khí nào được chuyển đi.
Theo giới chuyên gia, Bắc Kinh thường đưa ra những câu trả lời không đầy đủ khi bị Ủy ban điều tra LHQ chất vấn về các vũ khí Trung Quốc xuất hiện ở CHDC Congo, Bờ Biển Ngà, Sudan và Somalia. Đồng thời Bắc Kinh c̣n viện đến ảnh hưởng chính trị để “xóa án”. Năm 2011, Bắc Kinh từng phủ nhận báo cáo của chuyên gia vũ khí Holger Anders, người phát hiện những hộp đạn tại Darfur, và gây áp lực để loại ông ra khỏi Ủy ban điều tra của LHQ.
Tuy nhiên, giới ngoại giao phương Tây nói rằng họ đang có những thành công nhất định trong việc thuyết phục Trung Quốc “thành thật” hơn. Năm 2012, Bắc Kinh công bố báo cáo của Ủy ban Điều tra về CHDCND Triều Tiên. Báo cáo thừa nhận cảng Đại Liên đă vi phạm các biện pháp trừng phạt của LHQ khi trở thành điểm trung chuyển hàng hóa xa xỉ vào CHDCND Triều Tiên. Thế nhưng, báo cáo trên không đề cập kết quả điều tra về việc vũ khí Bắc Kinh xuất hiện trong các loại tên lửa B́nh Nhưỡng.
Trùng Quang
Thanhnien