Báo chí quốc tế từng cho đăng tải các câu chuyện đáng kinh ngạc về những người sống sót với một số viên đạn găm trong đầu hay thoát chết từ lần trượt chân ngă xuống từ tầng 10 một ṭa cao ốc hoặc vẫn “b́nh an vô sự” sau nhiều tháng mắc kẹt trên biển. Tất cả làm dấy lên câu hỏi về những giới hạn chịu đựng giúp con người thoát khỏi lưỡi hái của tử thần.
Nhiều ranh giới, trong đó con người vẫn có thể sống sót, đă được định h́nh. Đáng chú ư là “Quy luật số 3” lừng danh, xác định khoảng thời gian một người b́nh thường có thể sống mà không cần không khí, nước và thực phẩm (lần lượt là 3 phút, 3 ngày và 3 tuần). Các giới hạn chịu đựng khác mang tính suy đoán hơn v́ con người hiếm khi tự ḿnh kiểm nghiệm chúng.
Vô số thử nghiệm trong nhiều thập kỷ qua – một số có chủ tâm, số khác là tai nạn – đă giúp chúng ta lờ mờ khám phá ra ranh giới giữa sự sống và cái chết.
Con người có thể thức liên tục trong bao lâu?
Truyền thông từng ghi nhận các trường hợp phi công Không quân đă rơi vào t́nh trạng mất tỉnh táo trầm trọng sau 3 – 4 ngày bị tước đoạt giấc ngủ, khiến họ làm rơi máy bay (v́ ngủ gật). Nghiên cứu đă chỉ ra rằng, ngay cả việc phải thức trắng chỉ 1 đêm cũng làm sút kém khả năng điều khiển phương tiện giao thông ngang bằng với việc say rượu. Thời gian dài nhất mà một t́nh nguyện viên có thể duy tŕ được trước khi gục xuống với 2 mắt nhắm nghiền là 264 tiếng đồng hồ (khoảng 11 ngày) – kỷ lục do Randy Gardner, 17 tuổi, lập được trong một dự án nghiên cứu khoa học tại trường trung học năm 1965. Trước khi lăn ra ngủ vào ngày thứ 11, chàng thanh niên này về cơ bản đă rơi vào trạng thái mất trí với 2 mắt mở hé.
Tuy nhiên, đâu là giới hạn chính xác cho khả năng thức liên tục mà c̣n sống của con người?
Hồi tháng 6 vừa qua, một nam giới 26 tuổi ở Trung Quốc đă chết sau 11 ngày nỗ lực không chợp mắt để có thể xem trọn tất cả các trận đấu bóng đá của Cup châu Âu. Dẫu vậy, người này cũng đă uống rượu và hút thuốc suốt khoảng thời gian đó, gây khó cho việc xác định nguyên nhân khiến anh ta tử vong.
Chưa có người nào từng được xác định chắc chắn đă thiệt mạng chỉ v́ nguyên nhân thiếu ngủ. Và v́ lí do đạo đức, các nhà khoa học cũng không thể khám phá ra điểm “tới hạn” của con người về phương diện này trong pḥng thí nghiệm. Tuy nhiên, họ đă tiến hành thí nghiệm với chuột. Năm 1999, một nhóm nghiên cứu giấc ngủ đến từ Đại học Chicago (Mỹ) đă đặt các con chuột lên một chiếc đĩa xoay treo phía trên một chậu nước và liên tục ghi lại sóng năo của những con vật thí nghiệm bằng một chương tŕnh máy tính có khả năng nhận diện sự tấn công của giấc ngủ. Khi các con chuột bắt đầu gà gật, chiếc đĩa đột ngột quay tṛn, đẩy văng chúng vào thành chậu và đe dọa quăng chúng xuống nước – tất cả nhằm giữ cho lũ chuột luôn phải tỉnh thức. Các con vật thí nghiệm rốt cuộc đă chết sau 2 tuần bị tước đoạt giấc ngủ như vậy. Trước đó, ở các con chuột có xuất hiện những triệu chứng giảm chuyển hóa – t́nh trạng gắn chặt với việc thiếu ngủ.
(C̣n tiếp)
Tuấn Anh/VNN