Những ngày qua, dư luận TP.Hà Nội xôn xao khi "bộ sậu" gồm tổng giám đốc và phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng - xuất nhập khẩu Hồng Hà "ôm" 200 tỷ đồng của dự án giăn dân phố cổ (Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội) cao chạy xa bay.
Mới đây nhất, theo nguồn tin từ Công an TP. Hà Nội, hai "ông trùm" này đă sa lưới pháp luật.
Cơ quan điều tra khám xét trụ sở Công ty Hồng Hà
Khó thoát "lưới trời"
Sáng 26/9, Công an TP.Hà Nội cho biết, đă bắt được Trần Ứng Thanh, tổng giám đốc Công ty CP Vật liệu xây dựng - xuất nhập khẩu Hồng Hà khi đang lẩn trốn tại TP.HCM. Sau đó, đối tượng Nguyễn Quốc Xương, phó tổng giám đốc cũng đă tới cơ quan công an đầu thú ngay trong buổi sáng cùng ngày. Như vậy, cả hai đối tượng đă sa lưới sau chưa đầy một ngày lẩn trốn.
Được biết, trước đó, Pḥng CSĐT tội phạm về trật tự quản lư kinh tế và chức vụ (Công an TP.Hà Nội) đă tiến hành khám xét Công ty Hồng Hà (ngơ 109 đường Trường Chinh, phường Hoàng Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội) để làm rơ về hành vi lạm dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người liên quan. Tuy nhiên, vào thời điểm kiểm tra, cả hai đối tượng Thanh và Xương đều không có mặt tại nơi làm việc và đă trốn khỏi nơi cư trú.
Thời điểm này, rất đông người tụ tập tại trụ sở công ty dơi theo từng bước hoạt động của cơ quan công an. Người dân đă vô cùng phẫn nộ trước việc họ góp vốn mua nhà cho công ty từ năm 2010 nhưng đến thời điểm hiện tại dự án vẫn bặt vô âm tín. Trong khi đó, lănh đạo công ty cũng "bóng chim tăm cá". Hàng trăm tỷ đồng vốn góp của khách hàng đang có nguy cơ bị mất trắng do công ty Hồng Hà không có quyền được huy động vốn trong dự án này.
Theo tài liệu từ cơ quan điều tra, cuối năm 2009, Ban quản lư phố cổ Hà Nội lập dự án giăn dân phố cổ sang Khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên). UBND TP.Hà Nội đă giao cho UBND quận Hoàn Kiếm làm chủ đầu tư theo h́nh thức xă hội hóa. Theo phê duyệt, giai đoạn I của dự án sẽ di chuyển khoảng 1.800 hộ dân trong phố cổ. Ngày 23/8/2010, UBND quận Hoàn Kiếm có quyết định giao Công ty Hồng Hà thu xếp nguồn vốn và chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở phục vụ giăn dân phố cổ.
UBND quận Hoàn Kiếm cũng có công văn chấp thuận đề nghị của Công ty Hồng Hà xin được hưởng một số ưu đăi trong dự án như được mua 50 căn hộ chung cư để cải thiện điều kiện nhà ở của cán bộ công nhân viên. Quận cũng đồng ư về nguyên tắc cho Công ty Hồng Hà sử dụng để kinh doanh 15% căn hộ trên tổng dự án mà công ty bỏ vốn đầu tư. Tuy nhiên, trong khi UBND TP.Hà Nội chưa phê duyệt quy hoạch chi tiết khu nhà ở giăn dân phố cổ, UBND quận Hoàn Kiếm chưa kư kết hợp đồng thực hiện dự án với Công ty Hồng Hà th́ trên mạng Internet và một số sàn giao dịch bất động sản đă xảy ra việc rao bán căn hộ dự án giăn dân này.
Lợi dụng "ôm" 200 tỷ đồng
Liên quan đến sự việc này, ông Lâm Quốc Hùng, phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm khẳng định, Công ty Hồng Hà vi phạm pháp luật. Theo ông Hùng, trong khi những đơn vị được tham gia vào dự án giăn dân phố cổ phải được UBND TP. chấp thuận và được các cấp, các ngành phê duyệt th́ công ty mới được phép triển khai. Tuy nhiên, công ty này đă làm trái điều đó.
Ông Hùng cũng cho biết, ngay sau khi quận phát hiện ra việc huy động vốn của Công ty Hồng Hà, quận đă có văn bản đ́nh chỉ và hủy bỏ việc cho phép công ty được sử dụng 15% căn hộ và 50 căn hộ để bán cho cán bộ công nhân viên chức của Công ty Hồng Hà. Nhưng công ty vẫn dùng văn bản này để thực hiện việc huy động vốn là vi phạm pháp luật.
Cũng theo tài liệu từ cơ quan công an, Công ty Hồng Hà cố t́nh "ém" thông tin về chủ trương của quận Hoàn Kiếm, tiếp tục sử dụng những văn bản cũ để lừa dối khách hàng, kư hợp đồng huy động vốn. Việc huy động vốn trái pháp luật này kéo dài từ tháng 4/2011 đến hết năm 2011. Ước tính đă có gần 200 người nộp tiền góp vốn với tổng số tiền khoảng gần 200 tỷ đồng.
Một nhà đầu tư cho biết, từ năm 2010, chị và một số người bạn đă đặt cọc cho Công ty Hồng Hà số tiền 22 tỷ đồng để mua 70 căn hộ chung cư giăn dân phố cổ. Tin tưởng phía đối tác là thế nhưng sau gần hai năm giao vốn cho công ty, chị vẫn không nhận được thông báo nào về dự án. Thấy có sự chẳng lành, chị t́m hiểu mới được biết Công ty Hồng Hà không có chức năng huy động vốn. Nhà đầu tư này đành quyết định xin rút vốn nhưng ṛng ră cả năm trời vẫn chưa thể nhận được tiền. "Tôi đă nhiều lần gặp ông Nguyễn Quốc Xương, phó tổng giám đốc Công ty Hồng Hà. Lần nào gặp ông Xương cũng hứa hẹn sẽ trả tiền nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được đồng nào", nhà đầu tư này nói.
Cũng theo đơn khiếu nại của khách hàng, cuối năm 2010, thông qua các sàn giao dịch bất động sản, rất nhiều khách hàng đă góp vốn mua dự án này với giá bán 15 triệu đồng/m2, tiền chênh lệch 800 ngh́n đồng/m2.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra làm rơ.
Một nguồn tin cho biết, trong tổng số tiền kể trên, phía Công ty CP Vật liệu xây dựng - xuất nhập khẩu Hồng Hà đă chuyển cho Nguyễn Đức Thắng ở A3 Giảng Vơ (Ba Đ́nh, Hà Nội) trên 70 tỉ đồng để "thực hiện dự án". Đáng chú ư ông Thắng không phải là cán bộ của công ty này. Hiện cơ quan công an cũng đă tiến hành khám xét khẩn cấp đối với Nguyễn Đức Thắng, nhưng tại thời điểm khám xét, ông Thắng không có mặt tại nơi cư trú.
Anh Đức - nguoiduatin