Việc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc gia nhập Hạm đội hải quân là sự kiện quan trọng và có tính biểu tượng trong đời sống Trung Quốc, không ngẫu nhiên diễn ra trùng với dịp kỷ niệm Quốc khánh CHND Trung Hoa và ngay trước thềm khai mạc Đại hội đảng Cộng sản trong tháng 11 tới.
Tàu sân bay Varyag trên đường về Trung Quốc để tân trang thành "Liêu Ninh".
Ảnh EPA
Việc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc gia nhập Hạm đội hải quân là sự kiện quan trọng và có tính biểu tượng trong đời sống Trung Quốc, không ngẫu nhiên diễn ra trùng với dịp kỷ niệm Quốc khánh CHND Trung Hoa và ngay trước thềm khai mạc Đại hội đảng Cộng sản trong tháng 11.
Đồng thời, sự kiện này đánh dấu kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tiên trong tiến tŕnh phát triển hải quân Trung Quốc. Bản thân việc tàu sân bay “Liêu Ninh" đi vào hoạt động không dẫn đến thay đổi lớn trong tương quan lực lượng khu vực, thế nhưng nó chuẩn bị nền tảng cho những thay đổi to lớn.
Luận cứ về sự cần thiết của tàu sân bay đối với Trung Quốc đă được nêu lên lần đầu tiên vào năm 1980, với ư kiến của vị Tư lệnh hải quân sau này là Phó Chủ tịch Ủy ban quân sự trung ương Trung Quốc, Đô đốc Lưu Hoa Thanh. Ông Lưu Hoa Thanh cho rằng tàu sân bay là công cụ hữu ích để đạt tới việc bá chủ trên vùng biển với chuỗi đảo đầu tiên xung quanh Trung Quốc. Tuy nhiên, ban đầu ông không trù liệu rằng Trung Quốc có thể và cần phải cạnh tranh với Mỹ hay Liên Xô trong việc xây dựng hạm đội tàu sân bay. Hạm đội đă được dự trù đối phó với những nhiệm vụ hạn chế hơn, đảm bảo lợi ích của Trung Quốc ở vùng biển tiếp giáp và gây áp lực với Đài Loan. Khi ấy, tạo lập hạm đội tàu viễn dương được xem như là viễn cảnh xa vời.
Vào cuối năm những 1980-1990 Trung Quốc đă tiến hành những bước đầu tiên nghiên cứu kinh nghiệm và công nghệ nước ngoài để thiết kế chế tạo và vận hành tàu sân bay. Người ta đă nghiên cứu cả mô h́nh và tài liệu của phương Tây cũng như Liên Xô, tạo điều kiện thuận lợi để sau đó mua lại ở Ukraina vào năm 1998 chiếc tàu sân bay "Varyag". Hiện nay, theo hàng loạt nguồn tin cho biết, Hải quân Trung Quốc đang phối hợp với Hải quân Brazil trong việc nghiên cứu kinh nghiệm vận hành tàu sân bay duy nhất của Brazil, chiếc "Sao Paulo".
Theo chuyên gia Vasily Kashin của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ, Trung Quốc đang thực thi chương tŕnh dài hạn và nhiều giai đoạn về tạo lập hạm đội tàu sân bay. Việc thực hiện chương tŕnh có sự giám sát từ cấp cao nhất và qui chế sánh ngang với chương tŕnh tàu vũ trụ có người lái. Việc biến "Varyag" thành “Liêu Ninh” chính là sự kết thúc giai đoạn đầu tiên. Bộ Quốc pḥng Trung Quốc tuyên bố con tàu sân bay này sẽ phục vụ chủ yếu cho mục đích đào tạo và thực nghiệm.
Hiện đang diễn ra quá tŕnh chuẩn bị công nghiệp tiến tới xây dựng con tàu sân bay đầu tiên “Made in China” tại nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải. Vai tṛ của "Liêu Ninh" là ở chỗ tạo tiền đề để xây dựng và vận hành thành công con tàu sân bay “thuần Trung Hoa” này và những hạm tàu tiếp theo trong tương lai.
Tuy nhiên, loại tàu sân bay mà Hải quân Trung Quốc muốn tiến tới sẽ không có nhiều điểm chung với "Liêu Ninh". Trái với "Varyag", tàu sân bay Trung Quốc mới sẽ được trang bị giàn phóng, mà lại thuộc loại phức tạp hơn cả – là giàn phóng điện từ. Nhiều khả năng là tính đến mức tiêu tốn năng lượng cao cần thiết khi khởi động dàn phóng, chiếc tàu sân bay tương lai sẽ là hàng không mẫu hạm hạt nhân. Con tàu như vậy sẽ mang nhóm máy bay, bao gồm cả chiến đấu cơ hạng nặng (J-15), máy bay phản lực huấn luyện-quân sự (JL-9), các loại máy bay trang bị radar tầm xa, trực thăng chống tàu ngầm và t́m kiếm cứu hộ hạng nặng.
Trong thành phần nhóm tàu sân bay tấn công cũng sẽ bao gồm các tàu chiến như khu trục hạm đề án 052D. Trung Quốc trang bị cho những con tàu này hệ thống điều khiển-thông tin chiến đấu, tương tự như mô h́nh Mỹ. Cần lưu ư rằng trên b́nh diện này Mỹ đă mất hơn hai thập niên cho công việc nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm các hệ thống như vậy. Đương nhiên, bằng cách lợi dụng những giải pháp đă kiểm nghiệm của người khác, Trung Quốc có thể tiến nhanh hơn, thế nhưng tính đến quy mô đồ sộ của nhiệm vụ tham vọng, không thể vững tin hoàn toàn rằng hệ thống của Trung Quốc sẽ có đầy đủ khả năng chiến đấu ngay vào ngày mai.
Dù sao chăng nữa, với sự kiên nhẫn, khoản đầu tư và mối quan tâm tương ứng dành cho đề án từ phía Chính phủ Trung Quốc, tất cả những mục tiêu trên đều là khả thi./.
Theo VOR