Mải rong chơi, ái ngại chuyện lập gia đ́nh khi c̣n trẻ, để đến khi tuổi già sập đến, họ mới cuồng cuồng chuyện tă lót, bỉm, sữa cho con...
V́ bố mẹ già rồi nên ngại đi lắm
Mỗi khi có ai nhắc đến chuyện lấy vợ, anh N.T. Long lại cười ruồi phẩy tay: “Làm ǵ mà sớm vậy, nhà này có truyền thống lấy muộn”. Quả vậy, bố mẹ anh Long có một nhà hàng rất lớn ở quận Cầu Giấy, HN và nhà hàng này được hai ông anh trai của anh Long cai quản, cả hai đều ngấp nghé sang tuổi 50 mới lấy vợ. Học tập các trai anh ḿnh trong khi con cái của bạn bè đă lớn th́ anh Long vẫn mải du hí qua các cuộc t́nh, đám cưới của anh chỉ diễn ra khi anh tṛm trèm 48 tuổi.
Bẵng đi một thời gian khoảng 5-6 năm ǵ đó, có người gặp anh Long giật ḿnh sửng sốt v́ sự suy sụp nhanh chóng. Nghe câu chuyện của anh, t́nh thế lại càng buồn thảm hơn. Rằng, ở cái tuổi sức khỏe đă bắt đầu xuống, đáng lẽ được nghỉ ngơi v́ con cái đă trưởng thành, th́ anh Long lại ngập đầu vào tă lót, cháo bột. Cuối tuần mọi người nghỉ ngơi thư giăn, th́ anh mướt mồ hôi đuổi theo con chơi ô tô điện ở công viên.
Khi con anh đi học, buổi họp phụ huynh đầu kỳ, mới giáp mặt cô giáo của con chỉ trẻ đáng tuổi con cái, chưa kịp hiểu mô tê ất giáp ǵ đă bị cô mắng xơi xơi vào mặt v́ tội không biết dạy bảo con nghịch ngợm…
Nhưng điều đáng buồn nhất là mới đây, anh phát hiện ra ḿnh bị ung thư tuyến tiền liệt. Cứ nghĩ đến cảnh ḿnh già cả đau ốm, trong khi con cái c̣n non nớt như chim chưa ra ràng, ḷng anh lại thấy ân hận cho quăng thời gian bỏ phí trước kia.
Ngộ độc do có… cha già?
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học đến từ trường đại học Aarhus của Đan Mạch chỉ ra rằng, bên cạnh độ tuổi mang thai của người mẹ, sức khỏe của trẻ cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ độ tuổi của người cha. Theo kết quả của nghiên cứu, nguy cơ tử vong ở trẻ em được sinh ra bởi những người cha trên 45 tuổi cao gấp đôi so với các em chào đời khi người cha đang trong độ tuổi từ 25 đến 30 và nếu có “mẹ tṛn con vuông” th́ các em này thường mắc các bệnh di truyền như tim bẩm sinh hay cong vẹo cột sống. Ngoài ra tỉ lệ các trẻ bị thương hoặc bị ngộ độc do có cha già cao gấp đôi so với các bạn đồng trang lứa. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là chất lượng tinh trùng ngày càng giảm khi độ tuổi của người cha càng cao. Hiện tượng đột biến gen trong các tế bào giới tính cũng thường xuyên xảy ra khi đàn ông đă lớn tuổi.
|
Trong một buổi học sáng thứ hai đầu tuần, thấy học sinh của ḿnh có vẻ không vui, lơ đăng, cô giáo tiến đến hỏi th́ bé Thái Phương học sinh tiểu học L.T.T (Hải Dương) phụng phịu: “Cô ơi, con chán bố mẹ con lắm. Cuối tuần, các bạn được bố mẹ đưa đi chơi nhà văn hóa, công viên, tô tượng, nhưng bố mẹ con bảo con ở nhà đọc truyện tranh, xem hoạt h́nh thôi, v́ bố mẹ già rồi nên ngại đi lắm. Bạn Phương Linh cạnh nhà con biết đi xe đạp hai bánh rồi, con nói bố tập cho con, bố bảo mệt không chạy theo giữ xe được”.
Thấy lạ, cô giáo về xem lại lí lịch của Phương th́ mới hiểu hóa ra bố mẹ Phương cưới nhau rất muộn khi đă ngoài 35 và sau đó rất lâu mới đẻ Phương, nên giờ đây khi Phương vào lớp một th́ cả hai đều đă bước vào tuổi 50 – cái tuổi bắt đầu ngại những hoạt động mang tính hướng ngoại. Và, họ có biết đâu, đứa con gái nhỏ của họ đang là “nạn nhân” của cái sự ngại đó.
Hai câu chuyện trên, chỉ là những ví dụ rất nhỏ cho sự ngại ngùng và thiệt tḥi của các gia đ́nh bố mẹ già, con nhỏ. Thực tế c̣n có hàng trăm chuyện dở khóc dở cười khi bố mẹ được các bạn của con đến chơi chào bằng ông, bằng bà.
Kế hoạch hóa gia đ́nh để đón tuổi già chủ động
Trong buổi tọa đàm về “Chăm sóc và phát huy vai tṛ người cao tuổi”do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp cùng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) tổ chức, GS.TS Nguyễn Đ́nh Cử (trường Đại học Kinh tế Quốc dân) đă chia sẻ bí quyết “làm thế nào để đón tuổi già chủ động”. Theo đó, GS Cử cho rằng, bên cạnh việc cần tránh xa thuốc lá, rượu chè ngay từ khi c̣n trẻ bởi những thứ nghiện này có thể gây tác hại một cách rơ rệt khi bắt đầu về già, th́ c̣n có một việc rất quan trọng, cũng cần phải làm ngay từ lúc trẻ tuổi, đó là kế hoạch hóa gia đ́nh. “Nếu sinh đủ số con, để nuôi dưỡng tốt, khi chúng ta già, con cái đă trưởng thành và tự lo cho cuộc sống của ḿnh. Nếu không kế hoạch, chuyện “vừa đeo kính vừa quấy bột” cho con là chuyện không phải hiếm có!”. Lời khuyên của GS. Cử cũng khiến không ít người giật ḿnh…
Người đời có câu hát giễu rằng: “Con ơi con ngủ cho ngoan/Bố c̣n đi cấy… hàm răng chưa về”, theo quy luật tự nhiên, tuổi càng cao th́ sức khỏe càng suy giảm. Những bệnh thường gặp nhất khi người ta về già là bệnh về xương khớp, cao huyết áp, các bệnh về mắt và suy giảm trí nhớ. T́nh trạng bệnh tật, tuổi tác đă ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lư, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và sự hoà nhập cộng đồng của những người có tuổi. Và, điều này lại càng nan giải hơn khi họ phải “đèo ḅng” thêm những đứa trẻ - kết quả của cuộc hôn nhân muộn màng. Lúc đó, “vừa đeo kính, vừa quấy bột” là niềm vui hay nỗi buồn th́ chỉ có người trong cuộc mới thấm thía.
Hồng Minh