Tàu con thoi Buran; máy bay siêu tải cơng tàu con thoi An-255 “Mriya”; trực thăng vận tải hạng nặng V-12 (Mi-12) hay thủy phi cơ “Lun” là những phương tiện bay sở hữu công nghệ hết sức tiên tiến song "chết yểu" của Liên Xô.
Tàu con thoi Buran
Chương tŕnh phát triển tàu con thoi sử dụng nhiều lần Buran (tiếng Nga nghĩa là Băo tuyết) được khởi động năm 1976 với mục đích đối trọng lại chương tŕnh tàu con thoi của Mỹ. Ra đời sau và có được những tin t́nh báo bí mật về chương tŕnh tàu con thoi của Mỹ, Buran được chế tạo với những khả năng hoạt động vượt trội.
Tàu con thoi Buran của Liên Xô.
Trong chuyến bay đầu tiên và duy nhất ngày 15/1/1988, tàu con thoi Buran được phóng đi trong điều kiện thời tiết rất xấu. Sau khi hoàn thành hai ṿng bay xung quanh trái đất kéo dài 206 phút, Buran tŕnh diễn tự động hạ cánh xuống đường băng ở sân bay vũ trụ Baikonur trong điều kiện gió mạnh (61,2km/h). Ở điều kiện này, không một tàu con thoi nào của Mỹ được phép hạ cánh.
Tuy nhiên, biến cố lớn xảy ra trên chính trường Liên Xô vào năm 1991. Sự sụp đổ của Liên Xô kéo theo việc cắt giảm chi phí dành cho chương tŕnh Buran. Ngày 30/6/1993, Tổng thống Boris Yeltsin quyết định chấm dứt dự án tàu con thoi của Nga, sau khi nó ngốn hết khoảng 20 tỷ ruble.
Buran hiện bị phá hủy gần như hoàn toàn.
Ngay sau khi dự án sụp đổ, tất cả các mẫu tàu con thoi trong đó có cả Buran rơi vào t́nh trạng bị lăng quên. Vào giữa những năm 1990, Buran được gắn lên mô h́nh tên lửa đẩy Energia để trưng bày tại Sân bay Vũ trụ Baikonuir. Vào ngày 12/5/2002, mái nhà chứa dột nát của nhà chứa tàu vũ trụ đổ sụp trong quá tŕnh sửa chữa, chôn vùi niềm kiêu hănh một thời của ngành Hàng không Vũ trụ Xô Viết. Dù yểu mệnh nhưng những công nghệ mà Buran sở hữu đang được sử dụng rộng răi trên khắp thế giới.
Phi cơ siêu tải cơng tàu con thoi Antonov An-255 “Mriya”
Antonov An-255 “Mriya” là loại máy bay vận tải chiến lược khổng lồ, do Cục Thiết kế Antonov nghiên cứu và phát triển những năm 1980. Đây là loại máy bay nặng nhất thế giới, được thiết kế với nhiệm vụ vận chuyển tàu con thoi Buran nặng hơn 100 tấn. Chiếc Antonov An-255 đầu tiên và duy nhất được xuất xưởng năm 1988 với tên gọi Mriya (nghĩa là cảm hứng theo tiếng Ukraine).
Máy bay cơng tàu con thoi Antonov An-255 “Mriya”.
Chiếc Antonov An-255 thứ 2 mới được hoàn tất một phần nên chưa bao giờ được xuất xưởng. Chuyến bay đầu tiên của Antonov An-255 “Mriya” được thực hiện vào ngày 21/12/2988. Sau đó, nó cùng tàu con thoi Buran xuất hiện tại Triển lăm Hàng không tổ chức tại Paris, Pháp năm 1989 và triển lăm hàng không Farnborough năm 1990. Trên thực tế, chiếc Antonov An-255 “Mriya” duy nhất có thể chở được lượng hàng hóa quá khổ với trọng lượng lên tới 250 tấn.
Antonov An-255 “Mriya” hiện nay.
Được chế tạo với mục đích chuyên chở tàu con thoi Buran nhưng Antonov An-255 “Mriya” được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, nhất là kể từ khi dự án tàu con thoi Buran của Nga bị khai tử. Dù vẫn c̣n trong biên chế nhưng từ lâu, Antonov An-255 “Mriya” không c̣n cơ hội để cơng bất kể tàu con thoi nào như nó được thiết kế.
Trực thăng vận tải hạng nặng V-12 (Mi-12)
Trực thăng vận tải V-12 (Mi-12) là loại trực thăng lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Với thiết kế hai cánh quạt lắp đặt bên thân giúp những chiếc V-12 giữ thăng bằng khá tốt mà không cần sự tồn tại của phần cánh quạt đôi như các loại trực thăng thông thường. Đặc biệt, hai cánh quạt của V-12 nằm tại hai bên cánh, thiết kế mang tính đột phá và táo bạo đối với các loại trực thăng thời bấy giờ.
Trực thăng vận tải hạng nặng V-12 (Mi-12).
Theo dự kiến, khi những chiếc V-12 được đưa vào sản xuất đại trà, chúng sẽ mang tên Mi-12. Tuy nhiên, cái tên Mi-12 chưa bao giờ chính thức được thông qua bởi chỉ có hai nguyên mẫu V-12 được chế tạo sau thời gian dài nghiên cứu. Những chiếc V-12 khác chưa bao giờ được xuất xưởng bởi sự kém thiết thực của loại máy bay này.
V-12 được phát triển nhằm mục đích nâng những vật siêu nặng, ví dụ như tên lửa để đưa lên bệ phóng trong trường hợp cơ sở vật chất không cho phép vận chuyển chúng bằng đường bộ. Mẫu V-12 đầu tiên được xuất xưởng năm 1965 với khả năng nâng vật có trọng lượng tới 30.000 kg. Trong chuyến thử nghiệm tháng 7/1968, chiếc V-12 nâng được vật có trọng lượng 31.030kg lên đến độ cao 2.951m. Lần thử nghiệm tháng 8/1969, V-12 nâng được vật có trọng lượng 44.205kg và đạt đến độ cao 2.255m, đạt kỷ lục thế giới.
Dù vượt trội nhưng V-12 cũng không thoát kiếp "mệnh yểu".
Chiếc V-12 thứ 2 cũng được sản xuất nhưng phải chờ đợi khá lâu v́ thiếu động cơ. Măi đến tháng 3/1973, chiếc V-12 này mới được đưa vào thử nghiệm. Tuy chỉ có hai chiếc V-12 được xuất xưởng nhưng chúng liên tiếp phá vỡ hàng loạt kỷ lục thế giới nhờ thiết kế ưu việt. Chúng c̣n nhận được giải thưởng uy tín Sikorsky mà hiệp hội chế tạo trực thăng trao cho những thiết kế ưu việt.
Trên thực tế, V-12 quá tốt so với những ǵ mà các nhà thiết kế mong đợi. Tuy nhiên, rất nhiều nhiệm vụ trong đó có triển khai nhanh các tên lửa đạn đạo không c̣n tồn tại khiến V-12 bị thất sủng và lâm vào cảnh bi đát. Những chiếc V-12 nhanh chóng bị đưa vào quên lăng và một trong số chúng bị tháo rời cánh quạt và lưu giữ ở nhà máy Panki, ngoại ô Moscow. Chiếc c̣n lại được tặng cho bảo tàng Không quân Monino.
Thủy phi cơ Lun
Con quái vật thuộc lớp thủy phi cơ Lun là một trong những máy bay lớn nhất thế giới từng được chế tạo. Kế hoạch tạo ra chiếc phi cơ kỳ quái được đưa ra vào năm 1970 và chính thức được hoàn thành năm 1985. Cùng năm, chiếc máy bay thực hiện lần cất cánh đầu tiên tại biển Caspian.
Thủy phi cơ Lun.
Với tổng cộng 8 động cơ phản lực NK-8 công suất đẩy 13.000kg mỗi chiếc được gắn trên cánh phụ nằm ngay trước cánh chính, chiếc máy bay có thể nâng một khối lượng khổng lồ khỏi mặt biển. Với phần bụng dưới được thiết kế như đáy thuyền và hai giá đỡ nằm tại các đâu cánh, thủy phi cơ Lun chỉ có thể cất và hạ cánh xuống dưới mặt biển.
Được chế tạo nhằm đối trọng với hệ thống tàu sân bay của Mỹ, thủy phi cơ Lun được trang bị giá phóng với 6 tên lửa chống hạm có điều khiển Moskit. Ba cặp tên lửa được trang bị ở hai bên thân Lun trong khi hệ thống theo dơi và định vị tiên tiến được gắn ở mũi và đuôi chiếc phi cơ. Với chiều dài 73m, Lun là thủy phi cơ lớn nhất thế giới từng được xây dựng.
Thiết kế ưu việt cho phép Lun được triển khai nhanh tới tất cả các vùng biển trên thế giới, nhanh gấp rất nhiều lần tốc độ di chuyển của các hạm đội tàu sân bay Mỹ. Tuy nhiên, chưa bao giờ thủy phi cơ Lun được giao chiến với đội tàu hùng mạnh của Mỹ bởi chiếc Lun đầu tiên và duy nhất chưa bao giờ được hoàn thành. Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết kéo theo cái chết yểu của thủy phi cơ Lun khi nó được hoàn tất tới hơn 90%.
Lun ngày nay.
Hiện tại, nguyên mẫu đầu tiên đang được lưu giữ tại một căn cứ hải quân ở thị trấn Kaspiysk và hư hại cùng năm tháng. Có nguồn tin cho rằng, Bộ Quốc pḥng Nga đang lên kế hoạch xây dựng lại chương tŕnh thủy phi cơ Lun để đối trọng với hạm đội tàu sân bay và lá chắn tên lửa mà Mỹ triển khai gần lănh thổ Nga. Nếu điều này trở thành hiện thực, chương tŕnh thủy phi cơ Lun sẽ thoát khỏi số phận “kỳ quan công nghệ đoản mệnh” của nước Nga.
Trịnh Duy
Theo Infonet