(ĐVO) Việc 1,3 tỷ công dân Trung Quốc ngày càng ăn cá nhiều hơn quả là một thách khổng lồ đối với nguồn tài nguyên biển đang ngày càng cạn kiệt và mức độ phức tạp của vấn đề không chỉ dừng ở đó.
Đằng sau đội tàu cá Trung Quốc quần đảo trên biển là các tàu hải giám lượn lờ. Ảnh asiasociety.org
Xung đột đánh bắt cá leo thang thường liên quan đến t́nh trạng tranh chấp biển đảo chưa được giải quyết dứt điểm. Điều này đang xảy ra ở Biển Đông và biển Hoa Đông. T́nh trạng cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản ven biển khiến ngư dân Trung Quốc ngày càng mạo hiểm đánh bắt nhiều hơn ở các vùng biển tranh chấp và bất chấp mọi rủi ro, hậu quả.
Với thu nhập cao hơn và có cuộc sống sung túc hơn, nhiều hộ gia đ́nh Trung Quốc đang chuyển từ chỗ “ăn no, mặc ấm” sang “ăn ngon, mặc đẹp”. Cá đă trở thành một nguồn quan trọng cung cấp protein động vật chất lượng cao. Trong năm 2009, tiêu thụ hải sản ở các khu vực đô thị Trung Quốc đạt 15,5 kg b́nh quân đầu người (ở khu vực nông tiêu thụ b́nh quân đầu người là 5,3 kg), tăng hơn gấp hai lần trong ṿng 20 năm qua. Cá biển chiếm hơn 50% tổng số hải sản tiêu thụ ở Trung Quốc. Mức độ tiêu thụ gia tăng dẫn đến sản lượng đánh bắt cá biển ở Trung Quốc tăng gấp 10 lần trong ṿng 3 thập kỷ qua.
Trong năm 2010, ngư dân Trung Quốc đánh bắt được 12 triệu tấn cá, chiếm 48% tổng số hải sản đánh bắt ở nước này. Tuy nhiên, các chuyên gia ước tính rằng để khai thác nguồn thủy hải sản bền vững, tổng sản lượng cá đánh bắt ở Trung Quốc không được nvượt quá 8 triệu tấn năm.
Sản lượng đánh bắt hải sản của Trung Quốc đă vượt xa mức khuyến nghị trong năm 1997 và t́nh trạng đánh bắt quá mức triền miên đă khiến cho đà suy thoái của các hệ sinh thái biển là không thể đảo ngược. Các loài hải sản truyền thống có ư nghĩa quan trọng về kinh tế, đặc biệt là các loài sống ở dưới đáy biển hoặc ở tầng nước gần đáy biển, đang bị “bắt tận, giết tuyệt”. Rốt cuộc, ngành khai thác hải sản chuyển sang đánh bắt các loài cá con, với các loại lưới vét, lưới cào có mắt lưới ngày càng nhỏ hơn.
Ngoài việc đánh bắt quá mức, nghề đánh cá biển và nuôi trồng thủy sản Trung Quốc cũng đang bị t́nh trạng ô nhiễm nước ven biển đe dọa nghiêm trọng. Nền kinh tế Trung Quốc đang tập trung phát triển ở khu vực duyên hải phía Đông. T́nh trạng đô thị hóa và công nghiệp hóa đă gây ra áp lực khủng khiếp đối với môi trường biển, khi nuôi trồng hải sản là nguồn gây ô nhiễm nước chính.
Theo báo cáo gần đây nhất của Bộ bảo vệ môi trường Trung Quốc, chỉ có 62,7% lượng nước ven biển thỏa măn tiêu chuẩn chất lượng nước quốc gia cấp 1 và cấp 2. Đó là yêu cầu tối thiểu đối với nghề đánh bắt và nuôi trồng hải sản biển. Tỷ lệ này đă giảm 10% so với năm 2011.
Ngoài nước thải và chất thải công nghiệp, sự cố tràn dầu gây ra một mối đe dọa đối với nguồn cung thủy sản. Trong năm 2011, một loạt vụ ṛ rỉ dầu ở Vịnh Bột Hải đă gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản gần kề. Có vẻ như Trung Quốc không thể giảm tiến độ khai thác dầu khí ở ngoài khơi chỉ v́ lư do môi trường, bởi v́ an ninh năng lượng là ưu tiên hàng đầu của nước này.
Nguy cơ đụng độ trên biển ngày càng leo thang. Ảnh standupameriaus.org
Xung đột về đánh bắt cá giữa Trung Quốc và các nước khác liên quan đến một loạt các vấn đề phức tạp. Nếu không giải quyết tận gốc các cuộc xung đột này, căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng sẽ ngày càng leo thang và danh sách của các nước xung đột với Trung Quốc về đánh bắt cá biển chắc chắn sẽ ngày một dài thêm.
Minh Bích (theo Asia Society)