- Bài báo phân tích về mối đe dọa của Không quân Mỹ hiện nay và tương lai, có đề cập triển vọng xuất khẩu máy bay T-50 của Nga cho Việt Nam.
Ngày 15/10, trang mạng đài phát thanh “Tiếng nói nước Nga” có bài viết cho rằng, máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư bay lên bầu trời sớm nhất từ thập niên 70 của thế kỷ trước vẫn sẽ tiếp tục phục vụ vài chục năm nữa trong không quân các nước trên thế giới, nhưng thời đại của chúng sẽ dần dần lùi vào quá khứ, các nước hàng không chính trên thế giới, gồm Mỹ, Nga và Trung Quốc đang tập trung phát triển máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm đã “tung cánh bay cao”, đồng thời cũng đang xem xét nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu để bảo đảm ưu thế công nghệ của bản thân trong chiến đấu trên không tương lai.
Máy bay chiến đấu Su-27 do Nga chế tạo
Báo Nga cho rằng, trong đa số trường hợp, một đặc điểm điển hình trong phát triển kiểu nâng cấp đổi mới trang bị tác chiến trong đó có trang bị hàng không là, giá thành của hệ thống vũ khí mới tiếp tục tăng lên, giá của máy bay chiến đấu thế hệ mới bình quân đã tăng lên một bậc, trong khi đó từ khi xác định nhiệm vụ công nghệ đến đến khi nghiên cứu phát triển chế tạo ra máy bay mẫu thử nghiệm, bay lần đầu tiên thường tăng gấp đôi, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm cũng không ngoại lệ.
Giá máy bay chiến đấu F-22 phiên bản sản xuất hàng loạt đầu thế kỷ này khoảng 300 triệu USD, gấp hơn 10 lần giá máy bay tiêm kích F-15 được nghiên cứu phát triển vào giữa thập niên 70 của thế kỷ trước; giá cả có tốc độ tăng lớn như vậy thậm chí có thể không cần tính tới yếu tố so sánh giá lạm phát đồng USD nữa.
Trong khi đó máy bay F-22 từ khi bắt đầu nghiên cứu phát triển cho đến khi máy bay mẫu bay lần đầu tiên vào năm 1997, có tổng cộng thời gian là 16 năm, còn thời gian nghiên cứu phát triển máy bay F-15 lại không đến 7 năm - từ tháng 12/1965 đến tháng 7/1972.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-22 của Mỹ
Việc chu kỳ và chi phí nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới tăng mạnh như vậy có thể thấy được, rốt cuộc, vào thập niên 80 của thế kỷ trước, Mỹ và Nga – hai nước đều nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu kiểu mới – đều ở trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hai bên đều không thể dừng bước về công nghệ quân sự.
Nhưng, sau khi Liên Xô tan rã, ý nghĩa của việc nghiên cứu phát triển máy bay tiêm kích F-22 và máy bay ném bom B-2 lập tức bị nghi ngờ, cuối cùng do sự biến mất của đối thủ chủ yếu đã làm cho máy bay ném bom B-2 của quân Mỹ chỉ sản xuất được 20 chiếc, chứ không phải là hàng trăm chiếc theo kế hoạch ban đầu; còn sản lượng của F-22 không đến 200 chiếc, thấp xa so với gần 1.000 chiếc theo kế hoạch ban đầu, hơn nữa tính năng cũng giảm đi rõ rệt, chẳng hạn không lắp ráp radar nhìn nghiêng theo kế hoạch ban đầu.
Biện pháp cắt giảm mạnh đơn đặt hàng F-22 của Chính phủ Clinton hoàn toàn có thể hiểu được, dù sao thì khi đó khả năng của Không quân Mỹ đủ để bảo đảm được ưu thế công nghệ mang tính áp đảo đối với bất cứ đối thủ nào.
Nhưng, tình hình vào lúc chuyển giao thế kỷ bắt đầu thay đổi, máy bay tiêm kích thế hệ thứ tư từng bước được phổ biến, chẳng hạn máy bay tiêm kích Su-27 và máy bay chiến đấu Su-30 được phát triển sau đó đã xuất khẩu cho Trung Quốc, sau đó máy bay Su-30 phiên bản hoàn thiện hơn được xuất khẩu cho Ấn Độ và các nước khác (những nước không phải trung thành đặc biệt với Mỹ), buộc Mỹ xem xét vấn đề làm thế nào để bảo đảm ưu thế công nghệ tuyệt đối của không quân nước họ.
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 do Nga chế tạo
Nếu xảy ra xung đột với các nước vừa và nhỏ, cho dù đối thủ có máy bay tiêm kích hiện đại với số lượng nhất định, như Iraq năm 1991 và Nam Tư năm 1999, Không quân Mỹ cũng hoàn toàn có thể chỉ cần dựa vào ưu thế số lượng và hạ tầng cơ sở là chiến thắng đối thủ.
Nhưng, một khi xảy ra bất đồng nghiêm trọng với các nước lớn như Trung Quốc hoặc Ấn Độ, thì phương pháp tương tự sẽ mất tác dụng, hàng trăm máy bay chiến đấu tiên tiến lấy Su-27 làm nền tảng do đối thủ sở hữu sẽ tạo ra mối đe dọa tiềm tàng rất nghiêm trọng đối với ưu thế trên không của Mỹ.
Báo Nga cho rằng, Mỹ rất khó thông qua tăng quy mô sản xuất hàng loạt máy bay F-22 để giải quyết vấn đề mối đe dọa tiềm tàng – máy bay chiến đấu tiên tiến của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Dù sao thì giá trên trời của máy bay F-22 rất khó được tất cả các nước tiếp nhận. Hơn nữa Mỹ còn cấm xuất khẩu máy bay F-22 để tránh rò rỉ công nghệ quân sự tiên tiến.
Vì vậy, Mỹ và đồng minh cần nghiên cứu phát triển một loại máy bay chiến đấu kiểu mới thế hệ thứ năm có thể ngang ngửa với máy bay Sukhoi, giá cả cơ bản tương tự. Máy bay F-35 ra đời đúng lúc, nhưng yêu cầu của quân Mỹ đối với nó thường tự mâu thuẫn, vừa muốn có tính năng tiên tiến, vừa muốn giá rẻ, điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác nghiên cứu phát triển, cuối cùng làm cho tiến trình nghiên cứu chế tạo kéo dài mãi, giá cả máy bay liên tục tăng lên.
Hiện nay giá mỗi chiếc F-35 tạm thời khoảng 150 triệu USD, cao hơn gấp đôi so với giá ban đầu. Nhưng, nếu F-35 có thể sản xuất hàng loạt, giá của nó có thể sẽ giảm đến mức có thể chấp nhận được.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35 của Mỹ
Sự xuất hiện của máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm T-50 của Nga, đặc biệt là bay thử lần đầu tiên thuận lợi, thành công, hơn nữa còn hợp tác nghiên cứu phát triển với Ấn Độ và chuẩn bị kế hoạch xuất khẩu sang nước thứ ba, làm cho mối đe dọa đối với Mỹ của máy bay tiêm kích hạng nặng do Nga chế tạo đã có diện mạo mới, từ đó rõ ràng kích thích tiến trình nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35 và công tác nghiên cứu diện mạo công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của quân Mỹ.
Hiện nay, Su-30 vẫn là mối đe dọa chính trong con mắt của quân Mỹ, nhưng một khi T-50 hoàn thành thử nghiệm một cách thuận lợi, được Sukhoi đánh mã số và đưa vào sản xuất hàng loạt, tình hình có thể sẽ thay đổi.
Hiện nay, ưu thế tính năng của F-35 đã bị nghi ngờ, rất nhiều chuyên gia, trong đó có chuyên gia nước ngoài cho rằng, không cần nói T-50, thậm chí đến Su-27 và Su-30 đều là đối thủ tương đối mạnh của F-35.
Không quân Nga và Ấn Độ có kế hoạch mỗi nước mua 200-250 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trước năm 2030, đồng thời
có khả năng xuất khẩu cho các nước Algeria, Việt Nam, các nước Trung Đông, từ đó tạo ra thách thức nghiêm trọng hơn cho Mỹ và đồng minh, vì vậy quân Mỹ có khả năng sẽ đẩy nhanh nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Theo báo Nga, đến nay, các nước lớn hàng không trên thế giới ở thê đội hai cũng bắt đầu nghiên cứu chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm nội địa, Trung Quốc và Nhật Bản trở thành người tiên phong đi đầu.
Nếu đối với Trung Quốc, lý do nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới thậm chí không phải là T-50 và F-35, mà là máy bay tiêm kích Su-30MKI tiên tiến nhất của Không quân Ấn Độ, thì đối với Nhật Bản, yếu tố kích thích chủ yếu của họ lại là chương trình nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến của Trung Quốc, bởi vì Nhật Bản coi trọng hơn khả năng xảy ra xung đột vũ trang với Trung Quốc.
Nhưng, hiện nay tạm thời không thể nói ra được nhân tố mang tính xác định nào về tiềm năng tác chiến của máy bay chiến đấu thế hệ mới của Trung Quốc và Nhật Bản, cho dù chương trình nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới của Trung Quốc có lạc quan hơn, nhưng Trung Quốc tạm thời còn có những trở ngại trong việc nắm chắc công nghệ hàng không hiện đại và công nghệ động cơ, trong khi đó máy bay chiến đấu kiểu mới của Nhật Bản tạm thời còn chưa có giai đoạn tiến hành bay thử lần đầu tiên.
Tuy nhiên, Trung Quốc và Nhật Bản rõ ràng đã muốn trang bị máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm cho không quân của họ, điều còn lại chỉ là vấn đề thời gian và kinh phí.
Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Máy bay ném bom chiến đấu F-15SE của Mỹ
Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc
Máy bay ném bom tàng hình B-2 Mỹ
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 đang được Trung Quốc phát triển
Đông Bình (nguồn báo Quang Minh, TQ)