Hôm qua (23/10), dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND) bầu hoặc phê chuẩn đă chính thức được tŕnh ra Quốc hội với nhiều nội dung quan trọng.
Băn khoăn mở rộng sẽ h́nh thức
Tŕnh bày báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lư cho biết: Nhiều ư kiến trong Ủy ban tán thành với quy định về phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm bao gồm những người do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn như trong dự thảo Nghị quyết.
Theo đó, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TANDTC; Viện trưởng VKSNDTC; Tổng kiểm toán nhà nước. HĐND các cấp lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên thường trực HĐND, Trưởng các Ban của HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên của UBND. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND được sử dụng làm căn cứ để tiếp tục tiến hành việc bỏ phiếu tín nhiệm.
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp xử lư như bỏ phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm, dự thảo Nghị quyết cũng quy định người mà năng lực, tŕnh độ chưa tương xứng với vị trí, nhiệm vụ được giao cũng như không đạt sự tín nhiệm của đại biểu th́ có thể tự nguyện từ chức. Quy định này sẽ góp phần bảo đảm thực hiện tốt hơn công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ của Đảng và Nhà nước ta.
Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật cũng cho biết, có ư kiến cho rằng việc mở rộng phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm đối với tất cả những người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn bao gồm các thành viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của HĐND… là không cần thiết, quá dàn trải, dễ dẫn đến h́nh thức. Ư kiến này đề nghị chỉ nên tập trung lấy phiếu tín nhiệm đối với một số người giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước.
Lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hàng năm?
Dự thảo Nghị quyết quy định có 4 mức trên phiếu lấy tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn là “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm trung b́nh”, “tín nhiệm thấp” và “chưa có ư kiến”.
Đa số ư kiến trong Ủy ban pháp luật tán thành với việc chia 4 mức để đánh giá, thể hiện sự tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm như quy định trong dự thảo Nghị quyết. Đồng thời, cũng tán thành quy định Quốc hội, HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hàng năm và được tiến hành bắt đầu tại kỳ họp đầu tiên mỗi năm kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hằng năm. Việc lấy phiếu tín nhiệm hằng năm sẽ làm cho những người giữ chức vụ phải nỗ lực, phát huy trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ; đồng thời, cũng để các cơ quan có thẩm quyền kịp thời xem xét, điều chỉnh việc bố trí cán bộ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
Bên cạnh đó, có ư kiến đề nghị chỉ nên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong một nhiệm kỳ của Quốc hội, HĐND, v́ cho rằng thời gian một năm là quá ngắn, chưa đủ để người giữ chức vụ thể hiện được khả năng của ḿnh.
Bên hành lang Kỳ họp:
* Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương (ĐBQH Cao Bằng):
Nên công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm - Nên công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Trong Đề án chúng tôi cũng nói rất rơ. Giai đoạn lấy phiếu tôi nghĩ là nên công khai, minh bạch. Bây giờ chúng ta thăm ḍ xem những người được Quốc hội bầu, HĐND phê chuẩn đạt mức độ tín nhiệm thế nào, cao hay thấp. C̣n việc cho rằng, nếu mở rộng phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm sẽ dàn trải, h́nh thức, cơ quan thẩm tra cũng có lư của họ. Vấn đề này phải để cho các ĐBQH thảo luận thật kỹ lưỡng.
* ĐBQH Dương Trung Quốc (Đồng Nai):
Cái tôi lo là chất lượng của chính đại biểu QH - Tôi cho rằng Nghị quyết này của Quốc hội sẽ đáp ứng ḷng mong mỏi của người dân nhưng để thực thi, băn khoăn nhất của tôi không phải về phía vấn đề thủ tục mà là chất lượng của chính các đại biểu Quốc hội.
Người đại biểu Quốc hội liệu có thật khách quan, đủ năng lực để có thể đưa ra những quyết định phù hợp ḷng dân, nhất là cử tri của ḿnh? Trong khi đó cách bỏ phiếu kín có thể dẫn đến việc người dân không giám sát được vị đại biểu quốc hội ḿnh bầu ra có thái độ cụ thể như thế nào? V́ thế, tôi cho rằng hiện nay khó khăn của chúng ta là làm sao để cho mỗi quyết định của ĐBQH thể hiện thái độ của ḿnh th́ người bầu ra họ mới biết được người đó đă hành xử như thế nào. Điều đó hết sức quan trọng.
|
Nhóm PV