Đang có những dấu hiện cho thấy nền kinh tế Đức có thể lâm vào t́nh trạng tŕ trệ cho đến cuối năm nay do tác động của cuộc khủng hoảng nợ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu.
Sự suy thoái của khu vực đồng tiền chung vẫn tiếp tục trượt dài. Điều đó đang được tái khẳng định khi nền kinh tế eurozone giảm với tốc độ nhanh nhất trong 40 tháng qua. Điều đáng nói là thảm kịch dường như đă lan tới Đức- nền kinh tế quyền lực của cả khu vực.
Cảng Hamburg của Đức.
Theo chỉ số PMI của Markit - nghiên cứu t́nh h́nh tăng trưởng trong hoạt động sản xuất và dịch vụ chỉ ra rằng, kinh tế Eurozone đang lao dốc nhanh chóng. Chỉ số PMI khu vực giảm từ mức 46,1 điểm vào tháng 9 xuống c̣n 45,8 điểm vào tháng này, mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2009.
Trong khi đó, chỉ số PMI của Đức cũng đă chỉ ra rằng, nền kinh tế lớn nhất khu vực cũng đă không chứng tỏ được sự miễn dịch trước căn bệnh suy thoái. Chỉ số cho thấy, đang có một sự sụt giảm mạnh trong hoạt động kinh tế của cả toàn khu vực tư nhân nước này khi mà các nhà sản xuất công bố mức giảm lớn của các đơn đặt hàng trong thời gian qua.
Trong khi đó, niềm tin kinh doanh của Đức đă giảm trong tháng thứ 6 liên tiếp xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2010, theo khảo sát của Ifo.
Ông Chris Beauchamp, chuyên gia phân tích tại IG, cho biết: "Thị trường vẫn có thể sống sót với những thông tin ảm đạm đến từ hầu hết các quốc gia trong khu vực. Nhưng sự thất vọng xuất phát từ trụ cột hàng đầu của khối có lẽ là quá sức chịu đựng đối với các nhà đầu tư."
Ngay sau khi dữ liệu đáng thất vọng này được công bố, chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu, ông Mario Draghi khẳng định NH sẽ tiếp tục bảo vệ những nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng nợ- nguyên nhân ḱm hăm tăng trưởng kinh tế.
Ông Draghi nói với các nhà chính trị tại Berlin rằng, các kế hoạch của ông trong việc mua trái phiếu, nợ của các quốc gia khó khăn trong khu vực sẽ không thúc đẩy lạm phát như là Đức vẫn lo ngại bởi sự lao dốc về giá có thể là một rủi ro lớn hơn. "Việc mua trí phiếu không mâu thuẫn với nhiệm vụ của chúng ta. Những lo sợ thiếu thực tế về tương lai của khu vực phải được loại bỏ".
Nền kinh tế hùng mạnh nhất khu vực Eurozone đă quyết liệt chống trả trước nguy cơ suy thoái đồng thời nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng trong 3 quư vừa qua. Tuy nhiên, họ lại đang tỏ ra đuối sức trước sự sụt giảm về nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu, Bundesbank- ngân hàng Trung ương nước này cho biết.
Báo cáo hàng tháng của Bundesbank chỉ ra rằng: "Đang có những dấu hiệu cho thấy Đức sẽ phải đối mặt với quư cuối cùng năm nay không mấy suôn sẻ khi GDP có nguy cơ giảm. Một phần nguyên nhân đến từ sự lao dốc của một số nền kinh tế trong khu vực. T́nh trạng này sẽ ḱm hăm tăng trưởng của Đức".
Trong quư đầu tiên năm nay, kinh tế Đức tăng trưởng 0,5% và quư thứ 2 là 0,3%. Kết quả này phần lớn dựa vào hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ sang thị trường Mỹ và Trung Quốc. Kể từ thời điểm cao trào của cuộc suy thoái tài chính đầu năm 2009, kinh tế Đức chỉ giảm duy nhất 1 lần vào quư thứ 4 năm 2011 với mức sụt giảm 0,1% GDP.
Những số liệu gần đây chỉ ra rằng, sản lượng công nghiệp tại nền kinh tế lớn nhất Eurozone vẫn khá mạnh. Tuy nhiên ngân hàng Trung ương Đức cảnh báo các thị trường xuất khẩu của nước này đang có xu hướng chậm lại và nhu cầu không thể gia tăng: Các chuyên gia kinh tế đă cảnh bảo rằng, sự phục hồi của Eurozone phụ thuộc vào sức mạnh của Đức- không chỉ tạo ra tăng trưởng mà c̣n hỗ trợ cho hệ thống giải cứu khu vực.
Dữ liệu từ Eurostat đă chỉ ra rằng tổng gánh nợ của toàn khu vực đă vượt lên mức kỷ lục vào hồi năm ngoái. Nợ Eurozone vọt lên mức 87,3%/ GDP vào năm 2011, tăng từ 85,4% vào năm 2010. Hi Lạp, Ư và Bồ Đào Nha là những "con nợ" dẫn đầu danh sách với mức khủng 170.6%/GDP, 120,7 và 108,1%.
Đối mặt với khối nợ khổng lồ, Eurozone đă đang và sẽ phải chật vật để t́m đường giải thoát. Trong khi đó, Đức- nền kinh tế mạnh nhất khu vực, cũng là thành viên quyền lực bậc nhất trong các quyết định giải cứu lại có vẻ đang gặp hạn.
Theo
Hung Ninh
VEF