- Về tổ 3, thôn Lâm Tây, xă Đại Đồng, huyện Đại Lộc (Quảng Nam), nhắc đến cái tên Đỗ Phú Kim (53 tuổi), từ đứa trẻ đến người già đều biết. Người dân “phố núi” tŕu mến gọi ông bằng cái tên gă kỳ nhân mù “phố núi”.
Lo 6 miệng ăn, nuôi con học Đại học
Ông Kim bị mù từ năm 3 tuổi. Cuộc đời phải sống chung với bóng tối, lại có gia cảnh nghèo nên ông sớm ư thức được rằng ḿnh phải cố gắng nhiều hơn những người khác.
Năm ông Kim tṛn 24 tuổi, nghị lực của chàng trai quê khiến cô gái làng bên cảm động, đồng ư theo ông về làm vợ. Bà là một phụ nữ tốt tính, chỉ phải cái mắc chứng bệnh hay quên, hay nói nhiều, chỉ có thể nấu nướng, giặt giũ và làm việc vặt, c̣n hầu như việc trong nhà đều đến tay ông.
Ông Kim thoăn thoắt dùng chổi quét xưởng xay xát. Ông không quản ngại làm nhiều nghề để nuôi 6 miệng ăn của gia đ́nh.
Hai người con một trai, một gái lần lượt ra đời trong niềm vui khôn tả xen lẫn nỗi lo kinh tế của gia đ́nh. Cực chẳng đă, mấy năm sau, chị Hường, em gái ông Kim mắc bệnh ung thư, lại bị chồng bỏ mặc nên mang con nhỏ tới nhờ cậy ông. Tiền chạy chữa cho em ông Kim phải lo cả. Khi chị Hường không qua khỏi, ông liền nhận nuôi đứa cháu gái. Để chăm lo cho 6 miệng ăn, ông Kim làm tất cả mọi việc: từ chăn nuôi heo, gà, vịt, làm vườn cho đến mở xưởng máy gạo, mở quán tṛ chơi điện tử cho trẻ con hàng xóm.
Vất vả như vậy nhưng lúc nào ông cũng giữ thái độ lạc quan, vui vẻ. Ông Kim tâm sự: “Th́ đói quá, ḿnh phải nghĩ kế sinh nhai thôi. Họ sáng mắt th́ có cách làm của họ, ḿnh mù th́ có cách làm của ḿnh. Tuy ḿnh chậm chạp hơn họ một chút nhưng hiệu quả công việc th́ tương đối tốt. Nhiều lúc nghĩ lại, thấy ḿnh như ri mà gồng gánh được cả gia đ́nh, cũng thấy vui lắm chứ...”
Hiện tại, cô con gái của ông đă có việc làm ở khu công nghiệp Ḥa Khánh, TP.Đà Nẵng, c̣n cậu con trai út đang là sinh viên năm 3, ngành Công nghệ thông tin, Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
Xay gạo, chơi vi tính, sửa đồ điện thoăn thoắt
Từ việc lấy chổi quét xưởng xay xát cho đến việc đổ lúa vào máy rồi lấy gạo ra, ông Kim làm rất nhẹ nhàng, nhanh chóng, không để gạo rơi văi, thành thạo như một người sáng mắt.
Ông Kim xay gạo rất nhẹ nhàng, thành thạo như một người sáng mắt.
Cụ Nguyễn Thị Én, 83 tuổi, thân sinh ông Kim kể rằng hồi ông Kim c̣n trẻ, có lần ông c̣n trèo lên mái nhà để lợp ngói ngon lành, mặc kệ người thân đứng dưới lo sốt vó.
“Ngó rứa chứ trời sinh có tật có tài chú à. Hắn (ông Kim) từ nhỏ đă tự làm giúp vợ chồng tui những việc lặt vặt trong nhà dù tui thương nó tật nguyền, không cho làm chi hết. Trong xóm, ai nấy cũng khen hết trơn. Rồi khi lấy vợ, hắn mở xưởng máy gạo, mở quán tṛ chơi điện tử, tui thấy cũng lo lắm. Thấy rơ nhất là tiền nong, họ lừa ḿnh th́ răng? Với lại ḿnh mù ḷa, nh́n mô thấy chỗ hư mà sửa chứ! Nhưng rồi hắn làm được hết trơn...” - bà Én tự hào khoe con trai.
Nghe mẹ nói vậy, ông Kim khiêm tốn nói: “Tôi cũng không có chi giỏi giang đâu. Làm miết rồi quen thôi mà. Tui c̣n sửa được điện, máy xay xát, mô tơ. Lần đầu loay hoay, bị điện giật miết nhưng rồi vẫn cố mày ṃ t́m chỗ hỏng và sửa. Thiết bị, đồ điện đơn giản, tui sửa được hết. Hiện tại, tui chỉ c̣n loay hoay chưa quen với mấy đồng tiền polime thôi. Tiền giấy th́ tui sờ được. C̣n tiền polime th́ đôi lúc có nhầm lẫn. Nhưng người dân quê nơi đây và trẻ con cũng biết tui vậy nên không lừa lọc làm chi chú à...".
Ông Kim học sử dụng máy vi tính, "xem" tin thức thời sự để phổ biến cho người dân trong thôn. (Ảnh GD & TĐ)
Đặc biệt, ngoài giờ làm việc, ông Kim c̣n lên mạng “xem” tin tức thời sự. Được địa phương cho đi học một lớp tin học ngắn hạn, sẵn chiếc máy vi tính của con trai được học bổng mang về, ông cài phần mềm âm thanh cho người khiếm thị rồi say sưa với những thông tin mới lạ. Người dân trong thôn không khỏi ngạc nhiên khi ngày nào ông cũng nắm đúng tin tức và nói lại vanh vách cho mọi người nghe.
Chị Phạm Thị Vang (50 tuổi), hàng xóm của ông Kim c̣n cho biết ông Kim có biệt tài kể chuyện tiếu lâm, khiến bà con trong xóm thấy rất vui mỗi khi nghe ông kể chuyện, ai cũng phải bật cười và háo hức lắng nghe.
Bà Nguyễn Thị Ngọc, tổ trưởng tổ 3, cho biết: “Chúng tôi thực sự khâm phục nghị lực tuyệt vời của ông Kim. Mặc dù mù ḷa nhưng ông đă vượt qua số phận, hằng ngày lao động cần mẫn, nuôi cả 6 miệng ăn, rồi nuôi được con vào đại học… Ông mù nhưng lại có thể sử dụng máy vi tính, máy gạo rất “ngon lành”. Ông Kim luôn là niềm tự hào không những cho làng xóm mà cả toàn xă Đại Đồng.”
Lưu Minh
theo bee