Trung Quốc sẵn sàng xây dựng "căn cứ không quân trên biển" nhưng không nêu con số chính xác. Đồng thời sẽ gia tăng khả năng sản xuất vũ khí và trang bị cho tàu sân bay.
Các công ty đóng tàu quân sự Trung Quốc đang triển khai công việc theo tinh thần của đại hội 18 đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi dâng tặng đại hội món quà là tàu sân bay "Liêu Ninh," họ tuyên bố sẵn sàng xây dựng tàu sân bay mới. Người đứng đầu Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy quốc doanh Trung Quốc Hồ Văn Minh đã cho biết như vậy. Tại nhà máy đóng tàu này, tàu tuần dương "Varyag" mua từ Ukraine đã được cải tạo để thành tàu sân bay "Liêu Ninh".
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
Đây tuyên bố lần đầu tiên sau đại hội 18 tái khẳng định chính sách hiện đại hóa và tái thiết bị hải quân Trung Quốc. Chuyên gia Viện Viễn Đông Iacob Berger nhận định:
“Một trong những nhà thiết kế tàu sân bay "Liêu Ninh" là đại biểu đại hội 18 đã phát biểu rằng họ nhận được "Varyag" giống như cái thùng đựng rác và đã biến nó thành con tàu sân bay hiện đại. Trung Quốc từ lâu đã tập trung vào việc thành lập hạm đội tàu sân bay của mình. Đầu tiên là hiện đại hóa mô hình trên cơ sở "Varyag", sau đó sẽ bắt đầu tự xây dựng. Mục tiêu này được công bố trong đại hội và đã được đại hội thông qua.”
Hồ Vấn Minh cho biết rằng Trung Quốc sẵn sàng xây dựng "căn cứ không quân trên biển" nhưng không nêu con số chính xác. Đồng thời sẽ gia tăng khả năng sản xuất vũ khí và trang bị cho tàu sân bay. Theo Thiếu tướng nghỉ hưu Vladimir Dvorkin, Trung Quốc hoàn toàn có thể thoát khỏi vị trí ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không có tàu sân bay do mình tự chế tạo:
“Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ giải quyết được. Tại sao lại không thể làm được, nếu như Trung Quốc đã chế tạo ra hạm đội tàu ngầm tên lửa. Vấn đề là thời gian và nguồn lực. Trung Quốc có các nguồn lực, còn thời gian thì tất nhiên sẽ không phải là nhanh chóng. Nhưng người Trung Quốc không bao giờ suy nghĩ theo kiểu nhất thời.”
Chương trình xây dựng tàu sân bay trực tiếp liên quan đến kế hoạch có được đối số mới của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. Chuyên gia Jacob Berger nhấn mạnh: “Nhật Bản không hiểu sao phải quốc hữu quần đảo Senkaku, tức Điếu Ngư theo tiếng Trung Quốc. Từ quan điểm của Bắc Kinh, đó là mua hải đảo của Trung Quốc. Hiện đại hóa hải quân nên được xem như là một phản ứng đối với động thái đó. Viêc này tất nhiên là liên quan với việc kia.”
Thiếu tướng Vladimir Dvorkin cho rằng nhóm tàu sân bay là đối số mới của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp địa chính trị với Hoa Kỳ: “Vấn đề là, trên tất cả, cần duy trì ảnh hưởng của mình ở các vùng biển, ven biển và eo biển. Tại đó, hiện nay ưu thế đang nghiêng về hạm đội Mỹ. Hoa Kỳ đã tăng cường hiện diện của mình trong khu vực Thái Bình Dươnh và giải thích là vì lợi ích an ninh. Tất nhiên, tàu sân bay là lời đáp của Trung Quốc đối với những kế hoạch của Mỹ.”
Xét theo mọi chuyện, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc ở Thái Bình Dương sẽ còn tiếp tục leo thang. Điều này chủ yếu là do ý định của Lầu Năm Góc phái đến khu vực này 60% lực lượng hải quân của Mỹ, kể cả các nhóm tàu sân bay lớn.
Đây là đòn giáng mạnh vào lợi ích của Trung Quốc, luôn coi đây là khu vực quyền lợi của mình và có ý định chơi theo các quy tắc do Trung Quốc đặt ra. Tuy nhiên, chỉ có tàu sân bay thì không đủ để đảo ngược tình hình chính trị - quân sự. Và Bắc Kinh rất hiểu điều này. Bởi vậy, chúng ta có thể chờ đợi những "quà tặng" quân sự - chính trị khác nữa. Nhất là tại thời điểm phiên họp mùa xuân, khi mà Trung Quốc sẽ bầu ra ban lãnh đạo mới.
Theo Tiếng nói nước Nga