Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại Myanmar - hầu như không gặp bất kỳ thách thức nào trong nhiều năm qua - hiện có nguy cơ bị đe dọa khi Mỹ và các nước khác t́m kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với đất nước từng bị quốc tế cô lập này.
Ông Obama được chào đón nồng nhiệt trong chuyến thăm Myanmar hôm 19/11.
Trung Quốc - cường quốc kinh tế châu Á - từ lâu đă giúp Myanmar "trụ vững" thông qua mối quan hệ kinh tế, bán vũ khí và bảo vệ nước này khỏi các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc (LHQ) về lạm dụng nhân quyền bởi Trung Quốc với tư cách là nước thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an LHQ, có quyền phủ quyết. Đổi lại, Bắc Kinh được quyền tiếp cận tới các nguồn dầu mỏ, khí đốt và tài nguyên thiên nhiên khác của Myanmar.
Tuy nhiên, kể từ khi chính quyền quân sự Myanmar trao quyền lực cho chính phủ dân sự cách đây một năm, Trung Quốc đă bị mất một số đ̣n bẩy đối với nước này. Các công ty của châu Âu và Mỹ không c̣n bị cấm kinh doanh tại Myanmar nữa, khiến họ có thể bắt kịp các công ty của Trung Quốc, Ấn Độ và những nước châu Á khác trong cuộc chạy đua giành nguồn tài nguyên và các thị trường tiêu thụ của Myanmar.
Chuyến thăm có ư nghĩa lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Yangon trong tuần này là dấu hiệu rơ ràng nhất cho thấy quan hệ giữa Washington và Nay Pi Taw đang thay đổi.
“Myanmar đang trong quá tŕnh giảm bớt sự phụ thuộc bấy lâu nay vào Trung Quốc. Rơ ràng, kỷ nguyên độc quyền đă chấm dứt", ông Renaud Egreteau - chuyên gia về Myanmar tại Đại học Hồng Công, nhận định. Tuy nhiên ông cho rằng "tầm ảnh hưởng của Trung Quốc vẫn c̣n mạnh".
Cuộc tấn công ngoại giao của Mỹ - nằm trong sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ sang Thái B́nh Dương trước một Trung Quốc đang lên - trở nên rơ ràng hơn với chuyến thăm Myanmar của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từ cách đây một năm, khiến Bắc Kinh lo ngại.
"Mỹ sẽ dùng các biện pháp phi quân sự để làm chậm hoặc phá vỡ sự trỗi dậy của Trung Quốc", ông Yuan Peng - Giám đốc Viện Các vấn đề Quốc tế Đương đại Trung Quốc, nói. Trong một bài b́nh luận đầu năm nay, ông Peng cho rằng Washington sẽ theo đuổi mục tiêu của ḿnh bằng cách "đẩy mạnh các mối liên minh và cải thiện mối quan hệ đối tác, đồng thời chĩa mũi nhọn vào các mối quan hệ của Trung Quốc với Bắc Triều Tiên, Pakistan và Myanmar".
Tuy nhiên, Giáo sư Chen Qi - chuyên gia về quan hệ đối ngoại của trường Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cho rằng mối quan hệ "ăn sâu bám rễ" giữa Trung Quốc và Myanmar sẽ không biến mất chỉ trong một đêm. Mặc dù vậy, ông khẳng định: "Nếu Myanmar giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, khi đó Trung Quốc sẽ cần vận dụng những kỹ năng ngoại giao khéo léo hơn để duy tŕ mối quan hệ giữa hai nước".
Theo nhận định của giới phân tích, Mỹ không chỉ cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực ngoại giao. Việc chấm dứt sự độc quyền về ngoại giao của Bắc Kinh tại Myanmar đă tác động mạnh mẽ đến các thương nhân người Trung Quốc.
"Trong hơn hai thập kỷ chế độ độc tài nắm quyền, người Trung Quốc không phải đối mặt với bất kỳ sự cạnh tranh nào tại Myanmar. Họ có thể làm bất cứ điều ǵ họ muốn vào thời điểm đó. Nhưng nay th́ khác.” Aung Kyaw Zaw, một trí thức bất đồng chính kiến người v sống ở khu vực biên giới, nói.
Thực tế thay đổi cũng đă làm ảnh hưởng đến các dự án phát triển lớn được Trung Quốc hậu thuẫn ở đất nước Đông Nam Á này. Tháng 9/2011, Tổng thống U Thein Sein đă ra lệnh ngừng dự án xây dựng đập thủy điện gây tranh căi tại bang Kachin ở miền bắc Myanmar. Dự án này nhằm sản xuất điện để xuất khẩu sang nước láng giềng Trung Quốc. Động thái này - được phương Tây ca ngợi là một sự nhượng bộ hiếm thấy của chế độ khi phải đối mặt với cơn thịnh nộ của dân chúng - được coi là một bước ngoặt trong mối quan hệ Myanmar - Trung Quốc.
Theo nhà nghiên cứu Josh Gordon của trường Đại học Yale, trong 20 năm qua, Trung Quốc đă có các mối quan hệ tốt đẹp với giới cầm quyền Myanmar, nhưng lại tránh tiếp xúc với các nhóm xă hội dân sự và cộng đồng địa phương. Hiện giờ, họ buộc phải xem lại cách thức của ḿnh tại một nước nơi thái độ chống Trung Quốc không phải không tồn tại.
"Myanmar có một nền văn hóa chính trị bài ngoại. Chính v́ vậy, trước sự trỗi dậy và ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc tại Myanmar, người dân Myanmar càng phản ứng mạnh mẽ", ông Gordon nói. Tuy nhiên, ông tin rằng giới thương nhân người Trung Quốc tại Myanmar sẽ t́m được một con đường mới để phát triển công việc làm ăn ở nước này. Ông nói: "Các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn của Trung Quốc có thể bị suy giảm tầm quan trọng khi các nước khác 'nhảy' vào Myanmar. Tuy nhiên, các nước - như Mỹ chẳng hạn - vẫn chưa sẵn sàng để sớm đảm trách thị trường này".
Trong khi đó, Sean Turnell - chuyên gia của trường Đại học Macquarie ở Australia - cho biết cùng với những cam kết viện trợ và các dự án phát triển kinh tế chung, "Nhật Bản hiện đang lặng lẽ tiến những bước dài vào Myanmar".
Quốc Minh
Theo AFP