Mới rồi, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thăm, học cách làm ăn của Brunei, đồng thời kư kết hợp đồng mua dầu thô của nước này. Theo đó, Công ty Dầu khí Bru-nây Shell sẽ cung cấp cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (Tổng công ty Dầu Việt Nam - PVOIL) 240.000 tấn dầu thô trong năm 2013 (tổng trị giá hợp đồng khoảng 220 triệu đô-la Mỹ).
Cái chuyện v́ sao phải nhập thêm dầu thô không bàn ở bài viết này. Chỉ so sánh: Brunei là một nước nhỏ ở Đông Nam Á, mới giành độc lập từ 1984, sau Việt Nam 9 năm (trước đây do Anh bảo hộ). Brunei có tổng diện tích tự nhiên 5.765 km2, rộng hơn diện tích tỉnh Quảng Ngăi một chút (5.153 km²), nơi có nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất; dân số Brunei chỉ có 400.000 người, chưa bằng một nửa dân số tỉnh Quảng Ngăi (1.221.700 người). Thế nhưng, bằng việc khai thác dầu mỏ, kinh tế Brunei hơn hẳn Việt Nam. Thu nhập b́nh quân đầu người năm 2011 của Brunei trên 26.000 USD/ người (trong khi Việt Nam chỉ có hơn 2.000 USD/người).
Brunei là nước lấy mỏ dầu, lọc dầu, khí hóa lỏng và xây dưng làm giàu cho dân cho nước. Về dầu mỏ, năm 2006, Brunei đạt sản lượng khai thác 219.300 thùng/ngày (1 thùng bằng 158.987 lít), xuất khẩu 205.600 thùng/ ngày. Mấy năm gần đây, trung b́nh mỗi ngày nước này khai thác 180.000 thùng (29.000 m³), tương đương gần 10 triệu tấn/năm. Riêng Công ty liên doanh giữa Hăng Shell và Petroleum Brunei với tỷ lệ góp vốn 50/50, đảm nhận phần lớn các hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh dầu khí tại Bru-nây với sản lượng 160.000 thùng dầu/ngày (tương đương 8 triệu tấn dầu/năm), chưa kể sản lượng khai thác khí đốt.
Trong khi đó, sản lượng khai thác dầu của Việt Nam b́nh quân trên 400.000 thùng / ngày, tương đương trên 13 triệu tấn/ năm (sản lượng 8 năm trước, năm 2004 là 20,34 triệu tấn).
Cách đây 6 tuần, giữa tháng 10-2012, Đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đă cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu đề ra và có mức tăng cao so với cùng kỳ năm 2011. Các chỉ tiêu về tài chính (doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước, thu ngoại tệ) đạt cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2011. Gia tăng trữ lượng dầu khí 9 tháng đạt khoảng 35 triệu tấn thu hồi quy dầu, bằng 100% kế hoạch năm. Từ nay đến cuối năm 2012, tập đoàn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các hoạt động dầu khí trên biển Đông; thường xuyên làm việc với các nhà thầu dầu khí thực hiện các giải pháp bảo đảm hoàn thành kế hoạch t́m kiếm, thăm ḍ dầu khí; kiểm soát chặt chẽ tiến độ phát triển các mỏ đưa vào khai thác trong thời gian c̣n lại của năm 2012; bảo đảm sản lượng khai thác dầu khí năm 2012 theo đúng kế hoạch đề ra.
Ai cũng biết dân số nước ta gấp hơn 22 lần Brunei. Thế nhưng, ngành dầu khí, một trong những “quả đấm thép” của nền kinh tế quốc dân, lo việc khai thác nguồn tài nguyên làm giàu cho đất nước, tăng thu nhập cho đời sống nhân dân. Tại sao lại kêu lỗ, bắt nhà nước phải bù, phải hỗ trợ? Tiền thu được từ khai thác dầu mỏ của ta gọi là đă góp phần làm giàu cho dân cho nước được bao nhiêu? Quản lư sản xuất, kinh doanh thế nào? Hay là đă ăn quá đậm rồi c̣n mà c̣n móc túi dân nghèo bởi giá xăng bán lẻ cho tiêu dùng thiết yếu của người dân cứ tăng liên tục? Tiền đi đâu hết?
Trao đổi với báo PV Tuổi trẻ xung quanh câu chuyện chi một tỉ đồng mua thẻ hội viên chơi golf cho lănh đạo, đến việc chi phí vận tải cao, hao hụt nhiều... trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, ông Trần Ngọc Năm - Phó tổng Giám đốc Petrolimex, ngập ngừng nghĩ kế, rồi nói rằng thua lỗ của đơn vị này chủ yếu do chính sách...(đổ cho chính sách th́ hết nói rồi, phải bó tay càng cua rụng chứ biết làm sao? Đảng, Nhà nước lo mà thanh minh, biện giải thôi - BVB). Trong năm 2011, Petrolimex lỗ chủ yếu v́ chính sách b́nh ổn giá. Điều này đă được Kiểm toán Nhà nước xác nhận trong báo cáo kiểm toán. Nói chung, những năm qua tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác của Petrolimex đều có lăi và tương đối ổn định, chỉ trừ kinh doanh xăng dầu.
PV hỏi: “Nhưng theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, chi phí hao hụt trong năm 2011 của Petrolimex là 189 đồng/lít, chiếm 19% chi phí kinh doanh xăng dầu và 63% lợi nhuận định mức, một tỉ lệ khá lớn. Petrolimex có kế hoạch giảm hao hụt”.
Ông Năm căi rằng: Con số 189 đồng/lít là giá trị hao hụt từ cảng mua hàng đến khi kết thúc quá tŕnh bán cho người tiêu dùng. Thực tế, ngoài thị trường Singapore, Petrolimex c̣n nhập từ Trung Đông, Hàn Quốc, Nga...
Tại thị trường nội địa, Petrolimex đang kinh doanh trên 62/63 tỉnh thành và có thị phần rất lớn ở các vùng sâu, vùng xa..., chi phí hao hụt vận chuyển đường dài cũng cao. So sánh giữa các đầu mối là khó, v́ có đầu mối tính hao hụt từ cảng mua hàng tới cảng VN vào giá vốn xăng dầu. C̣n Petrolimex th́ hạch toán hao hụt từ cảng nước mà Petrolimex mua hàng đến khi kết thúc quá tŕnh bán cho người tiêu dùng.
Để thống nhất trong công tác hạch toán hao hụt giữa các đầu mối, năm 2012 Petrolimex sẽ hạch toán hao hụt khâu nhập khẩu (từ cảng mua hàng về đến cảng VN) vào giá vốn hàng nhập khẩu.
Hỏi tiếp: “Ông giải thích như thế nào về việc chi hơn 1 tỉ đồng để mua... thẻ hội viên chơi golf cho lănh đạo Petrolimex”.
Ông Năm giải thích: Đây không phải hiện tượng ở Công ty mẹ Petrolimex. Do báo cáo kiểm toán là báo cáo hợp nhất của các công ty thành viên nên có nêu vấn đề này, nhưng thực chất đó là trường hợp tại công ty cổ phần vận tải mà Petrolimex có vốn góp 51%. Công ty này đă kư hợp đồng mua thẻ golf nhằm phục vụ trong quan hệ giao dịch công tác chung. Và thực tế đây được coi như một khoản đầu tư. Tuy nhiên, sau khi Kiểm toán Nhà nước có ư kiến, công ty đă chuyển nhượng thẻ hội viên này cho cá nhân và thu lại toàn bộ số tiền.
Khi phóng viên hỏi: “C̣n về mức lương khoảng 20,7 triệu đồng/người/tháng, trong khi doanh nghiệp thua lỗ, thưa ông?”. Th́ ông Năm thủng thỉnh đáp rằng: Để tiền lương ngày càng gắn liền với công việc, chức danh và hiệu quả, từ cuối năm 2008 Petrolimex đă xây dựng và triển khai cơ chế trả lương với nguyên tắc: tiền lương được trả theo công việc và chức danh mà mỗi người đảm nhiệm gắn với kết quả theo hướng tiệm cận với tiền lương, tiền công trên thị trường. Do đó, mức lương trên là phù hợp với cơ chế trả lương và quan hệ tiền lương áp dụng trong nội bộ Petrolimex.
C̣n mức lương này có b́nh thường không th́ cần so sánh với các doanh nghiệp có cùng quy mô, phạm vi hoạt động và các thành phần kinh tế khác. Công ty mẹ của Petrolimex thực tế đang phải thực hiện chức năng chỉ đạo hoạt động của 42 công ty TNHH một thành viên với 26 chi nhánh, xí nghiệp và gần 2.200 cửa hàng xăng dầu hoạt động kinh doanh tại 62/63 tỉnh thành cả nước. Ngoài ra c̣n có hai công ty hoạt động tại nước ngoài, 26 công ty cổ phần do Petrolimex chi phối...
Nhà báo lại hỏi: “Chi phí vận tải do Petrolimex thuê công ty con thường cao hơn giá thị trường, phải chăng Petrolimex có sự ưu ái cho “người nhà” thay v́ đấu thầu?”
Ông Năm: Trước đây, Petrolimex đă xây dựng quy chế đấu thầu vận tải và đă áp dụng được một khoảng thời gian. Tuy nhiên, phương tiện vận tải xă hội thường không đáp ứng được các điều kiện vận tải xăng dầu ban đêm vào thành phố hoặc chỉ tham gia các gói thầu có khối lượng nhỏ, tuyến vận tải thuận lợi... Thực tế hiện nay, một số gói thầu vận tải với khối lượng nhỏ các đơn vị thành viên của Petrolimex vẫn thực hiện theo h́nh thức chào giá cạnh tranh để tận dụng được lực lượng vận tải của xă hội…
Ôi, không biết các quan chức của ta được đào luyện, học tập theo những chương tŕnh, nội dung theo các giáo tŕnh “cáo già” nào mà phần lớn đều có cách nói bắt xẹo, nhập nhằng, loanh quanh, lấp liếm giống nhau quá. Từ nghị trường cho đến ngoài đời và cả khi trả lời các nhà báo, thấy họ quả là “bộ phận không nhỏ…”. Có lẽ cùng đành phải chào thua vậy!
B.V.B blog