R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Cần Thơ: Hành động để thích ứng với biến đổi khí hậu
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung tâm và trũng của đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó, vùng đồng bằng này được các cơ quan quốc tê đánh giá là 1 trong 3 đồng bằng bị tổn thương trầm trọng nhất do biến đổi khí hậu.
Cần Thơ có 2 mùa, khô hạn và mùa mưa. Số ngày mưa khoảng 124 ngày/năm, với tổng lượng mưa khoảng 1.700mm/năm, chủ yếu xuất hiện trong mùa mưa. Từ năm 1999 đến nay, lượng mưa tại Cần Thơ giảm sút rõ rệt. Theo số liệu ghi nhận, mưa giảm hơn 300mm trong hơn 11 năm qua.
Có một điều bất thường khác là trong khi lượng mưa giảm rõ rệt thì ngược lại, mực nước lại tăng cao. Hơn 30 năm qua, trạm thủy văn ghi nhận mực nước cao nhất tăng gần 50cm, trong khi mực nước thấp nhất cũng dâng cao lên gần 40cm. Năm 2011, mựcnước cao nhất tại Cần Thơ cũng gia tăng bất thường là 2m15, cao hơn mùa lũ năm 3000.
Theo kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2012, nhiệt độ trung bình hàng năm tại Cần Thơ tăng lên đến 1,6 độ C vào năm 2007 và lên đến 2,6 độ C vào năm 2010. Trong khi lượng mưa gia tăng vào mùa mưa gây ngập lụt thì lại giảm vào mùa khô gây khô hạn; mực nước biển tăng trung bình lên đến 30cm vào năm 2050 và lên đến 86cm vào năm 2100. Nước biển dâng thêm 1m sẽ gây ngập khoảng 68% diện tích Cần Thơ; nếu lên 2m thì sẽ làm ngập tới 99% thành phố này…
| Cần Thơ là 1 trong 3 đồng bằng bị tổn thương trầm trọng nhất do biến đổi khí hậu. | Theo các nhà nghiên cứu, tính dễ bị tổn thương của Cần Thơ do sinh kế của người dân dựa vào nông nghiệp thủy sản còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, khí hậu và chế độ thủy văn, do cơ sở hạ tầng, nhà ở có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và mức độ nghèo khó trong dân còn cao.
Tính dễ bị tổn thương còn được gia tăng do hậu quả các hoạt động không thân thiện môi trường của con người tại chỗ và từ các quốc gia thượng nguồn. Chẳng hạn như mật độ dân số ngày càng tăng, tốc độ đô thị hóa ngày càng lớn cùng với công nghiệp hóa gây mất đất canh tác và ô nhiễm phá rừng, suy thoái môi trường và các công trình thủy lợi, thủy điện.
Hành động để thích ứng
Theo ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, một yếu tố khả dĩ làm giảm được mức độ dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của thành phố Cần Thơ là nhận thức của lãnh đạo và cán bộ tương đối cao, đặc biệt từ khi thành phố thành lập Ban Chỉ đạo 158 và Văn phòng công tác biến đổi khí hậu. Cần Thơ hiện là một địa phương khá tích cực trong các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu.
Theo đó, Thành phố sẽ xây dựng và lập quy hoạch tổng thể quản lý chất thải phù hợp, nhằm đạt hiệu quả cao, bảo vệ môi trường; xây dựng và lập quy hoạch tổng thể quản lý hệ thống thoát nước xử lý nước thải của thành phố trên cơ sở quy hoạch lại theo hướng cải thiện để đạt hiệu quả cao nhất. Hệ thống thoát nước mưa cùng với việc chống lại tình trạng ngập úng, xâm nhập mặn và lũ lụt cũng cần được thực hiện. Vận động cộng đồng trữ nước mưa để sử dụng trong mùa khô là biện pháp cần để tiết kiệm năng lượng và ứng phó các sự cố về nước, khô hạn và xâm nhập mặn.
Về mạng lưới cấp - thoát nước, Thành phố sẽ quy hoạch để giải quyết các vấn đề về lượng nước, chất lượng nước, kết hợp với việc sử dụng nước cho hoạt động giải trí và tạo vẻ đẹp cảnh quan chung cho Thành phố. Trong đó, các yếu tố làm sạch nước thải và chuỗi lưu vực trữ nước bề mặt (ao, hồ kết nối với mạng lưới kênh rạch nhân tạo và sông hồ tự nhiên) được nghiên cứu khai thác triệt để nhừm hạn chế chóng ngập úng sâu cho Thành phố.
Cùng với đó, cao độ nền xây dựng các công trình sẽ được xây dựng trên các nền đất tôn cao ở cả các khu vực nông thôn và đô thị của Cần Thơ. Cao độ nền xây dựng này được đắp ở các độ cao khác nhau từ 2,7m trở lên và tương ứng vớimức an toàn dự kiến, tránh ngập lụt.
Lồng ghép các yếu tố ứng phó biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên vào Quy hoạch xây dựng của Thành phố và các hoạt động xây dựng công trình giao thông, và quan điểm cân bằng đào - đắp trong quá trình sannền… là một trong các hướng phát triển chính của Cần Thơ.
Quy hoạch hệ thống đê bao chống ngập phù hợp, chủ động được công tác điều tiết nước và giao thông thuỷ theo 3 quy mô: Quy mô vùng đồng bằng sông Cửu Long, Quy mô cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và quy mô cơ sở ở từng quận, huyện. Trong đó, quy mô cấp huyện phải phù hợp quy mô cấp tỉnh; quy mô cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương phải phù hợp với quy mô của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Mỹ Hạnh
|