Số lượng methamphetamin mà hải quan Thái Lan đă tịch thu trong 6 tháng đầu năm 2012 (AFP)
Le Monde hôm nay 05/12/2012 nh́n về Trung Quốc, nơi mà các loại ma túy tổng hợp đang bùng nổ. Hiện nay, theo le Monde, 23% người nghiện ma túy đă quay sang sử dụng methamphetamin, nhất là giới trẻ. Tác hại của loại ma túy không nhỏ, nhưng chính quyền lại xem thường và không có biện pháp ngăn ngừa.
Tác giả bài phóng sự, Harold Thibault, trên Le Monde đưa độc giả đến căn nhà số 38 đường Thụy Kim, ở trung tâm thành phố nhỏ Thụy Lệ, tỉnh Vân Nam. Căn nhà có vẻ tồi tàn, nằm giữa hai tiệm bán thức ăn, nhưng không ngớt người lui tới. Tác giả bài viết đếm cứ 3 phút là có một người nghiện ma túy bước vào.
Một thanh niên 22 tuổi, đă vào đây. Anh nhanh chóng trở ra sau vài giây, túi đầy các liều ‘bingdu’, tức methamphetamin, mà nguời ta c̣n gọi là ‘ice’. Thanh niên này cho biết là đă sử dụng ma túy và bị nghiện cách nay hai, ba năm. Theo anh, ở thành phố Thụy Lệ này, giá rẻ hơn nơi khác nhiều.
Vùng Vân Nam nằm giáp ranh Miến Điện, nổi tiếng về buôn lậu bạch phiến, nhưng hiện nay theo bài báo, các loại ma túy tổng hợp methamphetamin đang nổi trội lên. Nếu năm 2008 chỉ có 9 người nghiện sử dụng loại này, tỷ lệ hiện nay đă lên 23% và trong chiều hướng gia tăng, nhất là trong giới trẻ : 2/3 dưới 35 tuổi.
Loại ma túy tổng hợp này trước đây thường được sử dụn trong giới giàu có Hồng Kông nhưng đă lan nhanh sang các thành phố Trung Quốc, và giá cả ngày càng đắt lên.
Thanh niên ở Thụy Lệ cho biết tại thành phố này, giá một liều methamphetamin, chỉ là 4 hay 5 yuan (0,5euro), nhưng không việc làm anh đă phải vay tiền cô bạn để mua những lièu cần thiết trong ngày, có khi phải chi đến 100 yuan trong lúc mà tại thành phố Bảo Sơn, nơi anh ở cách Thụy Lệ 250 cây số, th́ anh phải trả gấp 3 lần. Ở Bắc Kinh và Thượng Hải c̣n cao hơn rất nhiều.
Nhưng do đâu mà loại ma túy này lan nhanh như thế trong giới trẻ. Một giáo sư tại Đại học Thượng Hải phân tích : “Tại các quán ba, thanh niên thử nghiệm loại ma túy này theo lời khuyên của bạn bè. Lúc đầu thử để biết, để vui chơi. Và do đó nó đă lan nhanh trong giới tiêu thụ ở các thành phố giàu”.
Điều làm cho giới hoạt động xă hội lo ngại hiện nay là tác hại của loại ma túy này trong lúc chính quyèn rất lơ là, không có chính sách ngăn chặn.
Tác giả bài báo trích dẫn một người thuộc một hiệp hội giúp đơ người nghiện ma túy, cho biết là bà chưa thấy một người nghiện bingdu nào cai và bỏ được ma túy này, và phần đông không muốn thấy hệ quả chết người của nó.
Đối với những người nghiện này th́ các quán cà phê internet và pḥng chơi game rất nguy hiểm. Lúc sử dụng thuốc th́ cảm thấy rất sảng khoái, nhưng ngày hôm sau th́ mệt lả, nhưng vẫn không ngủ được, cho họ vẫn đến các nơi nói trên trong trạng thái không ổn này.
Hiện nay, chủ trương chống ma túy chủ yếu nhắm vào các loại ‘truyền thống’ như heroin, và cảnh sát được đào tạo chống lại loại ma túy này, c̣n chống methamphetamin th́ không.
Theo chứng nhân này, trước đây mua heroin dễ như mua bắp cải ở chợ, nhưng giờ đây phải biết nơi mua, biết đường dây, trong lúc methamphetamin, th́ có thể mua dễ dàng ở mọi nơi. Theo tác giả bài phóng sự, quả là như thế : 5 xe cảnh sát đă chạy vào đường Thụy Kim, nhưng chẳng thèm để ư đến căn nhà số 38, không chiếc nào dừng lại đây.
Không những thế, hiện nay giới sản xuất ma túy tổng hợp, đang gia tăng cở sở ở Trung Quốc, v́ đây là thị trường ngày phát triển. Theo tác giả bài báo, Miến Điện không phải là nguồn cung cấp duy nhất ma túy này cho Trung Quốc, mà c̣n có Bắc Triều Tiên. Nếu ma túy từ Miến Điện vào vùng phiá Nam, từ Vân Nam, th́ các nhóm mafia Bắc Triều Tiên cung cấp cho vùng đông bắc Trung Quốc.
Tác giả bài báo nêu câu hỏi liệu chính quyền B́nh Nhưỡng có trực tiếp dính líu đến vấn đề này hay không ? Có lẽ là có. Một số chuyên gia Trung Quốc cho là Bắc Kinh có thể là đă có câu trả lời, nhưng đây là một vấn đề quá tế nhị, và Trung Quốc v́ nhiều lư do đang hỗ trợ cả Bắc Triều Tiên lẫn Miển Điện, cho dù đấy hai nguồn ma túy tác hại đến dân chúng Trung Quốc.
Nguồn: Mai Vân/ RFI