Xuất phát từ những tồn tại, bất cập trong thực tế về chất lượng người dịch cũng như chất lượng bản dịch, Chính phủ đă giao cho Bộ Tư pháp chủ tŕ soạn thảo Nghị định về hoạt động dịch thuật trong lĩnh vực chứng thực. Chiều qua (10/12), dưới sự chủ tŕ của Thứ trưởng Lê Hồng Sơn, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo để cho ư kiến hoàn thiện Dự thảo Nghị định trên.
|
Ảnh minh họa |
“Nâng tầm” hoạt động chứng thực
Hiện nay, chỉ có Nghị định số 79/2007/NĐ-CP đang điều chỉnh việc chứng thực chữ kư người dịch, nhưng chủ yếu quy định về tŕnh tự, thủ tục thực hiện mà chưa có quy định nhằm xây dựng, phát triển và quản lư đội ngũ người theo hướng chuyên nghiệp. Trong khi nhu cầu dịch thuật giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại phát sinh ngày càng nhiều th́ đội ngũ những người thực hiện dịch thuật lâu nay h́nh thành theo hướng tự phát nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.
Trong khi đó, cơ quan chức năng chưa có cơ chế kiểm tra, kiểm soát, thẩm định chất lượng bản dịch cũng như chưa có tiêu chí, tiểu chuẩn, điều kiện để đánh giá năng lực, tŕnh độ của người dịch. Một số tổ chức, văn pḥng hành nghề dịch thuật được thành lập theo pháp luật doanh nghiệp, song hoạt động dịch thuật cũng chưa bài bản, người dịch chỉ là cộng tác viên của văn pḥng, tổ chức này.
Việc dịch sai, dịch không chính xác, không đầy đủ… gây rủi ro, thiệt hại cho khách hàng đă phát sinh mà chưa có cơ chế xử lư vi phạm khiến cho quyền và lợi ích của người dân trong nhiều trường hợp không được đảm bảo.
V́ vậy, Dự thảo Nghị định có quy định về h́nh thức hành nghề dịch thuật. Theo đó, người dịch hành nghề dịch thuật trong các tổ chức hành nghề dịch thuật bằng việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề dịch thuật; làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề dịch thuật. Tổ chức hành nghề dịch thuật được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định tại nghị định này, gồm doanh nghiệp dịch thuật, doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề có đăng kư kinh doanh dịch vụ dịch thuật.
Đồng t́nh với “bước tiến” của Dự thảo Nghị định, ông Nguyễn Thế Cường (Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, việc “nâng tầm” hoạt động dịch thuật từ tự phát, không chịu sự quản lư nào lên thành hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp (hành nghề trong tổ chức hành nghề dịch thuật) là một hướng đi đúng.
Tuy nhiên, với bước tiến này th́ cần bổ sung thêm một số nội dung khác. “Ngoài việc người dịch chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về tính chính xác của nội dung bản dịch th́ cũng nên quy định trách nhiệm của tổ chức hành nghề dịch thuật, trách nhiệm của người dịch thuật trước tổ chức hành nghề của ḿnh…” – ông Cường đề xuất.
Cho phép người nước ngoài hoạt động dịch thuật?
Điều 7 Dự thảo Nghị định quy định các tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch như có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; có bằng cử nhân ngoại ngữ do cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam hoặc bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp và được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận…
Ông Nguyễn Hồng Hải (Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế, Bộ Tư pháp) nhận xét, theo quy định tại Điều 7 th́ tiêu chuẩn, điều kiện c̣n đơn giản. “Phải chăng là cho phép cả người nước ngoài trở thành người dịch, nếu cho phép phải có quy định riêng? Người chưa đủ tiêu chuẩn tại Điều 7 th́ có thể tham gia dịch theo vụ việc được không?” – ông Hải đặt ra một số câu hỏi. Ngoài ra, quy định như vậy cũng chưa làm rơ mối quan hệ giữa người dịch thuật với tổ chức hành nghề dịch thuật.
Phát biểu về nội dung trên, Thứ trưởng Lê Hồng Sơn bày tỏ: Dự thảo Nghị định được xây dựng trên cơ sở lấy tổ chức hành nghề dịch thuật làm “gốc”, người dịch hoặc tự ḿnh thành lập tổ chức hành nghề hoặc kư hợp đồng với tổ chức hành nghề. Có thể thời gian đầu sẽ không có nhiều tổ chức hành nghề nhưng cần quy định như vậy th́ mới tiến tới h́nh thành được đội ngũ dịch thuật chuyên nghiệp, tạo sự yên tâm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng giấy tờ, tài liệu.
“Trong trường hợp ngôn ngữ không thông dụng mà không có ai trong danh sách người dịch đă được công bố công khai nhưng có người thông thạo ngôn ngữ th́ cơ quan, tổ chức có thể lựa chọn. Bởi thế, Dự thảo Nghị định cần nghiên cứu kỹ hơn việc “mở” trường hợp ngoại lệ, đặc biệt, hay nói cách là người dịch theo vụ việc” – Thứ trưởng Sơn chia sẻ.
Sơn Hà