Ở "ao làng" SEA Games, Thể thao Việt Nam (TTVN) thường xuyên đứng trong tốp 3 khu vực. Nhưng khả năng ra" bể lớn", TTVN lại không bằng với Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore. V́ sao?
Trong 10 năm trở lại đây, SEA Games trở thành "mùa gặt" huy chương của các nước chủ nhà, chứ không c̣n là thước đó chính xác sự phát triển của thể thao khu vực Đông Nam Á. SEA Games 2003, TTVN là số 1 trên bảng tổng sắp huy chương với 158 HCV, bỏ xa đoàn xếp thứ nh́ là Thái Lan (90 HCV).
Hai năm sau SEA Games 2005 khi nước chủ nhà là Philippines, họ cũng dẫn đầu bảng tổng sắp với 113 HCV, xếp trên Thái Lan (87 HCV), Việt Nam (71 HCV). SEA Games 2007, Thái Lan (183 HCV) là quan quân. SEA Games 2011, chủ nhà Indonesia (182 HCV) “độc cô cầu bại”.
Duy chỉ có SEA Games 2009, chủ nhà Lào yếu quá nên đành “nhường” 2 vị trí dẫn đầu cho Thái Lan (86 HCV), Việt Nam (83 HCV).
Ngay giữa trung tâm Bangkok (Thái Lan) vẫn có những sân cỏ để cho người dân có thể vào chơi tự do. Ảnh: Đàm Duy
SEA Games đích thị là cái “hội làng”, nơi mà tất cả cùng vui, đặc biệt là nước chủ nhà phải vui… gấp bội bằng cách này hay cách khác. Kết quả ở SEA Games chỉ thỏa măn “căn bệnh” thành tích. Chỉ đấu trường ASIAD, Olympic mới có thể đưa ra một cách nh́n chuẩn xác, phản ánh chân thực sức mạnh thể thao của một đất nước. Ở những đấu trường này, TTVN nói riêng và thể thao Đông Nam Á (ĐNÁ) đang sa sút.
Trong 3 kỳ Olympic gần đây nhất, thể thao ĐNÁ đều có HCV. Tại Sydney 2000, Indonesia chứng minh được vị thế ở môn cầu lông (HCV đôi nam, HCB đơn nam, HCB đôi nam nữ) và cử tạ (1 HCB, 2 HCĐ). Thái Lan cũng có 1 HCV môn boxing sở trường cộng với 2 HCĐ (boxing, cử tạ). C̣n TTVN đứng thứ 3 trong khu vực ĐNÁ với 1 HCB của nữ vơ sĩ taekwondo Trần Hiếu Ngân.
Tới Athens 2004, ĐNÁ tiếp tục đón nhận những tin vui gắn với 3 HCV (1 boxing, 2 cử tạ), 1 HCB (cử tạ), 4 HCĐ (2 cử tạ, 1 boxing, 1 taekwondo) của Thái Lan; 1 HCV (cầu lông đơn nam), 1 HCB (cử tạ), 2 HCĐ (cầu lông đơn nam, đôi nam) của Indonesia.
Olympic Bắc Kinh 2008, Thái Lan giành 2 HCV (boxing, cử tạ), 2 HCB (taekwondo, boxing); Indonesia có 1 HCV (cầu lông đôi nam), 1 HCB (cầu lông đôi nam nữ), 3 HCĐ (2 cử tạ, 1 cầu lông đơn nữ). Việt Nam với tấm HCB cử tạ hạng 56kg nam của lực sĩ Hoàng Anh Tuấn cùng xếp nhóm 3 khu vực ĐNÁ, cùng với Malaysia (HCB cầu lông đơn nam của Lee Chong Wei) và Singapore (HCB bóng bàn đồng đội nữ).
Vậy mà tới Olympic 2012, thể thao ĐNÁ không thể có nổi 1 tấm HCV. Thành tích tốt nhất thuộc về Thái Lan (2 HCB, 1 HCĐ), Indonesia, Malaysia (1 HCB, 1 HCĐ), Singapore (2 HCĐ). C̣n TTVN cay đắng trắng tay!
Thể thao học đường ở Việt Nam chưa thực sự được quan tâm với những kế hoạch bài bản, khoa học. Ảnh: Minh Hoàng
Giải thích cho thất bại Olympic 2012, ông Vương Bích Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT nói: “Khoảng thời gian chuẩn bị trong khoảng 1,5 năm chỉ đủ để các VĐV tiếp cận tới nhóm cạnh tranh huy chương, và một số môn đă làm được (đặc biệt là bắn súng), chứ không đủ để chắc chắn có huy chương Thế vận hội. Lănh đạo các bộ môn đều thống nhất quan điểm khó khăn chung là ở Olympic 2012, đối phương hiểu rơ về chúng ta nhưng VĐV Việt Nam lại quá thiếu thông tin về họ” (?!).
Tổng cục TDTT thừa nhận thất bại tại Olympic 2012 là bài học cho các nhà quản lư TTVN, khi cách làm c̣n duy y chí, dựa nhiều vào lư thuyết, hời hợt, thiếu tính chuyên nghiệp. Để chuẩn bị cho Olympic 2016, 2020, TTVN cần rà soát lại lực lượng VĐV trẻ có tài năng để đầu tư trọng điểm.
Nhưng có một điều mà chắc chắn những người làm TTVN nh́n thấy nhưng không muốn thừa nhận để thay đổi trong tư duy là “cái móng” TTVN đang quá kém. Sau nhiều năm không coi trọng việc đầu tư cho thể thao học đường, lấy đó làm cơ sở để phát triển, mà chỉ tập trung "nuôi gà chọi" để thi...SEA Games, TTVN đang rơi vào t́nh trạng "xây nhà từ nóc", hụt hẫng lớp VĐV kế cận.
Trong khi đó, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore có huy chương Olympic một cách khá bền vững có nguyên nhân từ thể thao trường học của họ đă và đang được làm, triển khai một cách hiệu quả, bài bản từ nhiều năm.
Minh chứng nóng hổi nhất là theo ghi nhận của phóng viên tác nghiệp tại Bangkok trong thời gian diễn ra AFF Cup 2012, thể thao trường học ở Thái Lan thực sự là mơ ước đối với TTVN.
“Hầu hết trẻ em đều được học ở trường với các các huấn luyện viên tới từ các CLB chuyên nghiệp. Thái Lan có rất nhiều giải đấu phong trào để kiểm tra chất lượng, sàng lọc các VĐV “nhí”.
Chỉ tính riêng môn bóng đá, chúng tôi có 4 giải đấu của trường học lớn bao gồm Trường Bangkok Cristian, Suan Kularb, Debsirin, Assumsion. Ở giải đầu này, có rất nhiều trẻ em tự tham gia và số lượng lên đến hơn 10.000 em”, nhà báo Krisana Payung - Truyền h́nh FBS (Thái Lan) chia sẻ.
Lê Đức - DânViệt