Lần thứ 2 trong ṿng 3 ngày, các tiêm kích F-15 của Nhật đă được lệnh cất cánh để “xua đuổi” máy bay hải giám của Trung Quốc xuất hiện trên bầu trời gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Dư luận Trung Quốc đang nổi lên những lời kêu gọi quân đội nước này phải có hành động đáp trả tương xứng.
Liên tục trong các ngày 22 và 24/12 vừa qua, phía Trung Quốc đă cử một số máy bay tuần tra biển (máy bay hải giám) loại cánh quạt, tốc độ thấp bay lượn trên bầu trời gần quần đảo Senkaku. Nhật Bản cho rằng các máy bay này đă xâm phạm không phận của họ và cử tiêm kích F-15 ra ngăn chặn đồng thời ép các máy bay Trung Quốc phải rời khỏi khu vực.
Tiêm kích F-15 của Nhật Bản
Sự việc này cho thấy, vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) đang có những diễn biến mới, nguy hiểm hơn và tiềm ẩn một cuộc đụng độ quân sự giữa 2 cường quốc mạnh nhất châu Á này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Doanh tuyên bố các máy bay giám sát của Trung Quốc đang có chuyến tuần tra như thường lệ và đó là việc làm “hết sức b́nh thường”.
Các quan chức quân sự Nhật Bản nói máy bay cánh quạt Y-12 của Cục quản lư Hải dương Quốc gia Trung Quốc được phát hiện ở địa điểm cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 100 km về phía bắc. Sau khi Nhật Bản điều máy bay chiến đấu đến th́ máy bay Trung Quốc rời đi.
Tuy sự việc mới chỉ dừng lại ở đó nhưng các sự vụ này vẫn khiến cho cộng đồng quốc tế lo ngại bởi nó chỉ c̣n cách một vụ đụng độ quân sự hay trầm trọng hơn nữa là một cuộc chiến tranh không c̣n xa. Trong khi đó, dư luận Trung Quốc đă có những lời kêu gọi quân đội Trung Quốc phải có những hành động đáp trả “tương xứng” ngày càng mạnh mẽ.
Ngày 26/12, website chính thức của Bộ Quốc pḥng Trung Quốc đăng lại một bài viết của tờ Nhân dân nhật báo, trong đó đặt câu hỏi: Trung Quốc sẽ làm ǵ khi Nhật Bản cho tiêm kích xua đuổi máy bay của ḿnh trên bầu trời Điếu Ngư?
Trong bài viết của ḿnh, Nhân dân nhật báo đă trích dẫn ư kiến của chuyên gia quân sự Vương Á Nam (Wang Ya’nan) cho rằng việc các máy bay của 2 nước khác nhau đụng độ (cảnh cáo, ép buộc rời khỏi không phận) là một việc xảy ra rất nhiều trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đến hiện tại vẫn c̣n xảy ra nhưng trong bối cảnh hiện nay Trung Quốc chưa cần thiết phải sử dụng đến những loại tiêm kích để đáp trả hành động của F-15 bên phía Nhật Bản.
Theo lập luận của Vương Á Nam trên tờ Nhân dân nhật báo, việc sử dụng máy bay cánh quạt sẽ có lợi hơn cho Trung Quốc bởi loại máy bay này có thể bay liên tục ở độ cao thấp, trong khoảng thời gian dài và sự hiện diện liên tục này sẽ góp phần phá vỡ tuyên bố “đang thường xuyên quản lư và sở hữu quần đảo Senkaku” của phía Nhật Bản. Thêm vào đó, các máy bay cánh quạt với trần bay thấp sẽ gây không ít khó khăn cho tiêm kích chiến đấu của Nhật bởi chúng không thể liên tục hạ độ cao hay bay lượn trong thời gian dài trên một phạm vi hẹp.
Cũng theo vị chuyên gia này, cuộc chiến hiện nay giữa Trung Quốc và Nhật Bản để giành quyền sở hữu Senkaku/Điếu Ngư mới chỉ dừng lại ở mức “cuộc chiến của những tuyên bố bằng mồm” nên việc duy tŕ sự hiện diện liên tục của các máy bay hải giám Y-12 là rất cần thiết đồng thời nó phù hợp với chiến lược “chiến tranh ṃn mỏi” (liên tục có những hành động khiêu khích ở mức đối phương không thể sử dụng quân sự để đối phó nhưng thường xuyên phải đối phó, đáp trả và gây mệt mỏi ức chế) mà Trung Quốc áp dụng trong cuộc chiến với Nhật Bản.
Trái ngược với quan điểm này của Vương Á Nam, ngày 24/12, trong bài b́nh luận đăng trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, Đới Húc (Dai Xu) một chuyên gia quân sự khác lại phản bác và cho rằng những sự “mềm mỏng” của Trung Quốc chỉ khiến cho t́nh h́nh bất lợi hơn nên tiêm kích của Trung Quốc cần phải được xuất kích. Vị chuyên gia này thường xuyên được giới truyền thông Trung Quốc mời phát biểu và phân tích các vấn đề liên quan đến quân sự bởi thái độ khá “cứng rắn và mạnh miệng”. Đới Húc đă viện dẫn một câu thành ngữ phương Tây với đại ư rằng, trong cuộc đàm phán, nếu đối phương rút súng ra bạn cũng nên làm như thế.
“Đây là một nguyên tắc ‘có đi có lại’ rất quan trọng trong lĩnh vực ngoại giao. Nếu Nhật Bản đă cử máy bay chiến đấu của họ ra Điếu Ngư th́ PLA (quân đội Trung Quốc) cũng cần phải cho Su-30 hay ít nhất cũng phải là Xian JH-7 “Flying Leopard” (tiêm kích ném bom) để thực hiện các chuyến bay tuần tra của ḿnh. Đến lúc đó, Nhật Bản sẽ chọn loại vũ khí ǵ để can thiệp? Nhật Bản luôn sử dụng các biện pháp đáp trả “không tương xứng” và thường là mạnh mẽ hơn và đă đến lúc Trung Quốc cũng phải hành động như vậy. Chỉ đến khi Trung Quốc đáp trả cương quyết th́ Nhật Bản mới bộc lộ điểm yếu của họ được”, Thời báo Hoàn cầu trích dẫn ư kiến của Đới Húc.
Tiêm kích Su-30 của Không quân Hải quân Trung Quốc.
Trong thời gian vừa qua, có vẻ như trường phái "diều hâu" trong nội bộ chính quyền Trung Quốc đang mạnh lên và có xu hướng trở thành quan điểm chủ đạo trong các quyết sách ngoại giao của Trung Quốc, đặc biệt là các quyết sách liên quan đến những tuyên bố đ̣i chủ quyền của nước này. Ngày 26/12, tờ Thời báo Hoàn Cầu c̣n đăng tải một bài viết trong đó trích dẫn một số ư kiến của giới chuyên gia Trung Quốc kêu gọi trang bị vũ khí cho các tàu chấp pháp biển (Hải giám, Ngư Chính....).
Trên thực tế hiện nay, đa số các tàu chấp pháp biển của Trung Quốc đều được hoán cải từ tàu chiến quân sự và điều ǵ sẽ xảy ra ở Thái B́nh Dương nếu các tàu đột lốt dân sự này của Trung Quốc có trang bị súng ống, đại bác và được cổ vũ bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang nổi lên trong nước?
Lê Trí