R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
|
Liên hiệp châu Âu : Khả năng phòng thủ chỉ đủ cho một tuần
Chiến đấu cơ đa năng Typhoon EF-2000 do EADS, Alenia Aeronautica và BAE Systems consortium hợp tác sản xuất. Máy bay hiện được sử dụng chủ yếu trong quân đội Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha.
Reuters
Minh Anh
Hoa Kỳ tập trung đến 46% các khoản chi tiêu quân sự trên thế giới. Trung Quốc và Nga đầu tư hàng loạt cho quốc phòng. Riêng năm 2012, Trung Quốc đã tăng mức đầu tư cho quốc phòng đến 11,2%, cao hơn cả mức tăng 9,2% tổng sản phẩm nội địa trong năm 2011. Ngược lại, tại Liên hiệp châu Âu, ngân sách chi cho quốc phòng chưa đến 2% của GDP.
Thấp đến mức tổng tư lệnh quân đội Thụy Điển, tướng Goranson buộc phải lên tiếng báo động, trong trường hợp có chiến sự, châu Âu không thể nào tồn tại được quá một tuần. Chủ đề này được báo Le Monde, số ra cuối tuần đề cập đến qua bài viết đề tựa « Theo tổng tư lệnh Thụy Điển, đất nước không thể nào tự vệ được nữa ».
Le Monde cho biết, Tổng tư lệnh quân đội Thụy Điển, tướng Sverker Goranson đã đưa ra một tuyên bố chấn động hồi đầu tuần này, khi cho rằng trong trường hợp bị tấn công quân sự cỡ vừa, Thụy Điển chỉ có thể tự vệ được trong vòng một tuần. Sau đó thì quân đội sẽ không còn khả năng kháng cự nếu chiến sự kéo dài.
Gần 15 năm nay, ngân sách chi cho quốc phòng của quốc gia đã bị cắt giảm đến một nửa, kể từ khi thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng. Thấp đến mức một giới chức Dân chủ Thiên chúa giáo phải lên tiếng cảnh báo « quốc phòng không thể nào được sử dụng như là một công cụ để điều tiết ngân sách ».
Le Monde cho biết, kể từ gia nhập Liên hiệp châu Âu năm 1995, Thụy Điển đã thay đổi học thuyết quân sự, từ lập trường « trung lập » thành « liên minh tự do ». Điều đó đòi hỏi một trách nhiệm nặng nề để mà có khả năng tự vệ bằng chính năng lực của mình trong trường hợp bất trắc.
Trong vòng một thập kỷ qua, các chính phủ nối tiếp nhau cho rằng an ninh quốc gia không còn bị đe dọa nữa, dẫn đến tình trạng cắt giảm thảm hại các khoản đầu tư thiết bị quốc phòng thay bằng cách dựa vào sự hỗ trợ từ bên ngoài. Giờ đây, quân đội cho rằng mức độ mất an ninh bắt đầu tăng trở lại.
Đối với Thụy Điển, việc Nga tăng cường đầu tư ồ ạt trong quốc phòng là một mối hiểm họa chính. Vì vậy, lãnh đạo ngành tình báo quân sự Thụy Điển tuyên bố vào hồi mùa thu năm 2012 vừa qua, rằng Stockholm nên xem xét các hậu quả của sự việc từ đây cho đến lúc công bố chính sách quốc phòng lần tới vào năm 2015. Tuy nhiên, lời tuyên bố đó đã không được chính phủ đồng tình, khi nhắc lại rằng khung ngân sách quốc phòng đã được thiết lập cho đến năm 2019, rằng Tổng tư lệnh nên chấp nhận lấy điều đó.
Nguy hiểm : Liên hiệp châu Âu không muốn tự vệ
Liên quan đến chủ đề này, bài xã luận trên báo Le Monde mang tựa đề « Nguy hiểm : châu Âu từ bỏ phòng thủ » cho hay đa số các nước thành viên trong khối đều có cùng cảnh ngộ với Thụy Điển. Theo nhận định của tác giả bài viết thì việc cắt giảm nghiêm trọng cho quốc phòng, không những có những tác động nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp quốc phòng.
Bãi xã luận cho rằng ngoài các vấn đề về an ninh, việc cắt giảm ngân sách quốc phòng còn ảnh hưởng đến một khía cạnh chiến lược khác : đó chính là ngành công nghiệp quốc phòng. Bản báo cáo do cựu ngoại trưởng Pháp gửi cho tổng thống Pháp François Hollande có nhấn mạnh rằng, với nhịp độ cắt giảm ngân sách như hiện nay, rất có thể ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu cũng sẽ biến mất hoàn toàn trong các cuộc đấu thầu tại các nước mới trỗi dậy. Mà ví dụ điển hình là vụ tranh thầu bán chiến đấu cơ cho Brazil giữa hai quốc gia Pháp và Thụy Điển.
Nguy hiểm hơn nữa là việc không còn ngành công nghiệp quốc phòng sẽ khiến châu lục già cỗi này lệ thuộc hoàn toàn vào Hoa Kỳ, vốn đang khao khát tìm cách bù đắp lại chỗ thiếu hụt ngân sách mà họ cũng đang phải gánh chịu. Và như vậy châu Âu sẽ mất dân tầm ảnh hưởng, mất việc làm và quyền tự chủ. Đó chính là những mặt trái mà việc cắt giảm ngân sách quốc phòng cần phải xem xét đến.
Cuối cùng, bài xã luận nhận xét rằng, nếu bỏ ngoài tai những lời phàn nàn muôn thưở, thì các tướng lĩnh cũng có cái lý của họ : trong khi các nước trỗi dậy ở phía Nam tái vũ trang quân đội, thì châu Âu lại đi quá đà trong việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng.
RFI
|