Trong hoàn cảnh các tập đoàn khổng lồ nước ngoài ồ ạt thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, nhiều công ty trong nước phải vật lộn để cạnh tranh, vẫn trỗi dậy những “chiến binh Việt”.
Sức công phá “ngoại”
Sự tăng trưởng và câu chuyện về tiêu dùng Việt Nam đă thu hút sự chú ư của các công ty nước ngoài cũng như trong nước.
Việt Nam là một trong những nước có nhân khẩu học trẻ nhất Châu Á. Trong năm 2012, 25% trong số 90 triệu người Việt có độ tuổi dưới 15 tuổi và độ tuổi trung b́nh là 28 tuổi. Nhu cầu tiêu dùng trong nước dự kiến sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ các tác động kết hợp của nhân khẩu học thuận lợi, mức độ đô thị hóa cao hơn, và sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ được thúc đẩy từ những hoạt động đầu tư và nhu cầu tiêu thụ trên toàn Việt Nam.
Những bước tiến dài trong phát triển kinh tế đă giúp đảm bảo rằng Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất trong khu vực cho các công ty nước ngoài. Nhiều công ty nước ngoài đă chiếm ưu thế trong các lĩnh vực của ḿnh. Ví dụ: Unilever và Procter & Gamble thống trị lĩnh vực hàng chăm sóc gia đ́nh và cá nhân .
Điều tương tự cũng được thấy trong những ngành hàng khác như ngành nước uống đóng chai và nước uống có ga, nơi các công ty nước ngoài như Nestlé và Coca-Cola là những công ty đứng đầu thị trường.
Mới đây, người ta thấy CP Group của Thái Lan nỗ lực kiểm soát thị trường thức ăn chăn nuôi và Wilmar của Singapore chiếm lĩnh thị trường dầu ăn. Gần đây nhất, Tập đoàn Xi măng Siam của Thái Lan đă mua 85% cổ phần Tập đoàn Prime, một trong những nhà sản xuất gạch men lớn nhất Việt Nam.
Công ty nội “Vs” công ty ngoại
Trong khi những công ty khổng lồ nước ngoài đă thâm nhập vào Việt Nam, các công ty trong nước lại phải vật lộn để cạnh tranh. Môi trường hoạt động cho các công ty Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn. Việc thiếu nguồn vốn và khả năng tiếp cận các khoản vay ngân hàng, thiếu tŕnh độ quản lư chuyên nghiệp, thiếu chuyên môn về vận hành doanh nghiệp cũng như các kỹ năng xây dựng thương hiệu, đă làm các công ty trong nước gặp nhiều bất lợi mà các đối thủ nước ngoài lại không gặp phải. Những thách thức này trong quá khứ đă hạn chế các công ty tư nhân phát triển đến một quy mô cần thiết để cạnh tranh thành công với các tập đoàn đa quốc gia nước ngoài.
Tuy nhiên, bất chấp những thách thức này, các công ty hàng đầu trong nước với bề dày thành tích trong việc đạt được những thành công bền vững trong kinh doanh đă trỗi dậy. Ví dụ, Vinamilk, công ty sữa lớn nhất Việt Nam, đă vươn lên thành công trong khi phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các công ty nước ngoài. Trong năm 2010, Vinamilk trở thành công ty đầu tiên của Việt Nam lọt vào danh sách 200 công ty tốt nhất Châu Á có doanh thu dưới 1 tỷ USD. Năm 2011, doanh thu của Vinamilk vượt ngưỡng 1 tỷ USD.
Một công ty hàng đầu khác nữa của Việt Nam là Masan Consumer, một trong những nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống lớn nhất Việt Nam và là công ty con của Masan Group, tập đoàn lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam.
Masan Consumer được dẫn dắt bởi một đội ngũ quản lư cấp cao với nhiều kinh nghiệm trong ngành tại các công ty đa quốc gia hàng đầu. Ban lănh đạo này đă đưa Masan Consumer chuyển ḿnh thành công ty dẫn đầu thị trường nước chấm, ḿ ăn liền và cà phê ḥa tan. Với các nhăn hiệu như Omachi, Chin-su, Tam Thái Tử và Nam Ngư, công ty đă tăng trưởng doanh thu từ hơn 660 tỷ đồng trong năm 2007 lên mức gần 7.100 tỷ đồng vào năm 2011, tương đương với mức tăng gần 11 lần.

Thị phần Masan Consumer trong năm 2011
Vậy bí mật cho các công ty Việt Nam đang cạnh tranh rất tốt trước các đối thủ nước ngoài là ǵ? Đối với hai công ty được đề cập ở trên, họ dường như đă kết hợp thành công việc vận hành theo những tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất với sự am hiểu sâu sắc văn hóa và hành vi người tiêu dùng Việt Nam.
Vinamilk và Masan Consumer, và Masan Group là khuôn mẫu cho các công ty trong nước để có thể cạnh tranh và giành chiến thắng trước những người khổng lồ nước ngoài. Họ chứng minh rằng những câu chuyện thành công bền vững trong khu vực kinh tế tư nhân sẽ tiếp tục tạo ra những niềm tự hào của Việt Nam.
H.Y /VNN