Tết luôn là dịp để gia đ́nh, bè bạn sum vầy. Với các chị em nội trợ, đây c̣n là dịp để “trổ tài” chế biến những món ngon đặc biệt. Mỗi món ăn truyền thống là một lời chúc Tết đầy ư nghĩa dành tặng cho người thưởng thức.
Năm mới khởi đầu, thịnh vượng an khang
Ngày Tết, mọi gia đ́nh không thể thiếu món bánh chưng, bánh dày. Được gói bằng lá dong, bánh chưng khi mở ra xanh biếc, phần nhân lại ươm sắc vàng tươi của đậu, đượm màu thịt mỡ béo đậm đà, quyện cùng nét dẻo thơm của nếp.
Cũng làm từ nếp, nhưng khác với bánh chưng vuông, bánh dày có h́nh tṛn; hai loại bánh tượng trưng cho Trời và Đất - thể hiện mong ước của người Việt ta về một năm mới sung túc và thịnh vượng.
Trong trẻo vạn niên, t́nh duyên gắn bó
Trong danh mục các món ăn ngày Tết của người miền Bắc chưa bao giờ vắng mặt món thịt kho đông. Nguyên liệu để nấu thịt kho đông khá đơn giản là thịt lợn (thịt chân gị), mộc nhĩ, hạt tiêu và b́ lợn. Tất cả đều được ninh nhừ rồi đậy kỹ, đem phơi sương ngoài sân để được hấp thụ khí lạnh và sương giá của thời khắc giao mùa.
Sau một đêm, ta đă có nồi thịt đông ngon lành. Phần thịt trong như thạch thể hiện cho sự an lành, trong trẻo cả một năm; sự ḥa quyện, gắn kết giữa các nguyên liệu lại là lời chúc may mắn dành cho những ai đang yêu và sẽ yêu về mối t́nh duyên tốt đẹp.
Mong ước điều hay, tấn tài tấn lộc
Một món ăn dân dă, quen thuộc được người miền Nam dùng trong ngày Tết là canh khổ qua dồn thịt. Vị đắng thanh của trái khổ qua ḥa cùng vị ngọt của thịt và nước dùng luôn làm ngon miệng người thưởng thức, giúp làm thanh mát cơ thể, đặc biệt trong những ngày đầu năm.
Người miền Nam thường dùng món ăn này với mong muốn cho “khổ qua”: mọi muộn phiền, đau khổ sẽ theo năm cũ đi xa, một năm mới tươi sáng lại về với mọi gia đ́nh.
Nguồn: Anh Vũ/ VNN