Phải chăng nỗi lo lắng về Ngày Tận thế chưa kết thúc?
Ngày 21/12/2012 đă trôi qua theo đúng lịch của người Maya mà không hề diễn ra một thảm hoạ Tận thế nào. Tuy nhiên, những lời đồn liên quan đến Tận thế chưa chắc đă chấm dứt tại đây, nhất là những nguy cơ từ ngoài vũ trụ.
Vậy có những nguy cơ nào mà con người chúng ta đang lo lắng và liệu chúng có cơ sở hay không? Cùng t́m hiểu những nguy cơ tồn tại tiếp theo qua nghiên cứu dưới đây.
1. Sao chổi khổng lồ ghé sát Trái đất
Vị trí được xác định của sao chổi C/2012 S1 (2 vạch vàng). Tháng 9/2012, hai nhà thiên văn học tại Nga đă phát hiện một sao chổi mà họ đặt tên là C/2012 S1 sẽ "ghé qua" Trái đất trong năm 2013.
Sao chổi mới phát hiện này có thể quan sát được bằng mắt thường vào năm sau. Các nhà khoa học dự đoán vào cuối năm 2013, đầu năm 2014, sao chổi C/2012 S1 sẽ tiến sát đến bề mặt của Mặt trời.
Bức xạ sẽ đốt nóng phần lơi băng đá của sao chổi và tạo ra một cái đuôi dài và sáng phía sau nó. Nhiều khả năng sao chổi này sẽ sáng đến mức mà chúng ta có thể quan sát nó bằng mắt thường.
H́nh ảnh một sao chổi tiến sát bề mặt Mặt trời. C/2012 S1 có nguồn gốc từ đám mây Oort, một vùng khí và bụi nằm ở ngoài ŕa của hệ Mặt trời. Dù sự xuất hiện của sao chổi này được dự kiến sẽ rất ngoạn mục, nó sẽ không gây ra bất cứ sự xáo trộn nào trên Trái đất.
Tháng 1/2014, sao chổi sẽ tiến gần Trái đất nhất ở khoảng cách 60 triệu km nhưng không gây ra bất cứ đe dọa nào.
2. Các hành tinh xếp thẳng hàng
H́nh ảnh lầm tưởng về hiện tượng 8 hành tinh xếp thẳng hàng. Dựa trên những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, nhiều người lo sợ một lúc nào đó, các hành tinh trong hệ Mặt Trời xếp thẳng hàng với nhau và gây ra thiên tai trên Trái đất.
Hiện tượng thẳng hàng của các hành tinh trong thực tế. Trên thực tế, các hành tinh không thể xếp thẳng thành một hàng thẳng băng nhưng thỉnh thoảng lại “tụ tập” về một góc hẹp 10 đến 30 độ trên mặt phẳng hoàng đạo.
Hiện tượng này đă diễn ra vào các năm 1962, 1982 và gần nhất là 2000 và không có một thảm họa vũ trụ nào diễn ra lúc đó.
Tàu thăm ḍ Voyager 2 khảo sát Sao Hải Vương. Điều thú vị là vào năm 1982, nhờ lợi dụng lực hấp dẫn do hiện tượng “thẳng hàng” này, NASA đă phóng thành công tàu Voyager 2 đến quan sát Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.
3. Tiểu hành tinh Apophis
Năm 2009, tiểu hành tinh Apophis sẽ bay sát Trái đất. Apophis là một tiểu hành tinh có kích cỡ bằng ba sân bóng đá. Nếu va phải Trái đất, năng lượng của vụ va chạm sẽ tương đương 100.000 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima.
Mô h́nh dự đoán vị trí có thể va chạm của Apophis năm 2036. Apophis được các nhà khoa học đặc biệt lưu ư v́ nó là một thiên thể có quỹ đạo rất gần Trái đất. Theo tính toán, Apophis sẽ bay sát Trái đất vào năm 2029 ở khoảng cách thấp hơn cả những vệ tinh nhân tạo.
Ở khoảng cách quá gần Trái đất như vậy, trọng lực Trái đất có thể làm thay đổi quỹ đạo của Apophis và gia tăng nguy cơ va chạm vào năm 2036. Dù vậy, xác suất xảy ra va chạm vẫn là rất nhỏ.
Xác suất va chạm của Apophis được ước tính là rất thấp, chỉ 1:5500. Tối ngày 9/1/2013, Apophis quay lại gần Trái đất ở khoảng cách 14 triệu km. Đây là một cơ hội rất tốt để chúng ta thu thập thêm dữ liệu chính xác về tiểu hành tinh này.