Ngày 10 tháng 1, tờ Nam Phương tuần báo ở Quảng Châu đã phát hành một ấn bản mới sau khi nhân viên kết thúc đ́nh công để phán đối việc bị kiểm duyệt.
Y Năng Tĩnh đăng trên mạng xă hội Sina Weibo: "Tôi phải đi uống trà bây giờ. Hy vọng trà ngon."
Sáu triệu người theo dơi blog của nghệ sĩ Đài Loan này đang sống ở lục địa, người có rất nhiều fan ngay tại Trung Quốc, ngay lập tức linh cảm rằng có thể bà bị rắc rối.
Ngay sau đó người ta thấy bà im tiếng trên mạng xã hội Weibo và những tin đăng trước đó của bà ủng hộ cho tờ Nam Phương đă bị xóa.
Tuy vậy có nhiều người đă đăng lại các tin này gồm cả lời nữ nghệ sỹ nhạo tờ Hoàn Cầu là "đồ chó" và một tin khác bà viết:
"Các người càng nổi giận, tôi càng nhận thấy mình đúng, việc các người che dấu khiến tôi tin là tôi làm việc chính đáng, sự điên rồ của các người khiến tôi tỉnh táo và những vụ giết chóc chỉ giúp tôi ý thức rằng mình đang sống."
Y Năng Tĩnh không phải là nhân vật nổi tiếng duy nhất nhận được "giấy mời đi uống trà".
Một cựu Phó Giám đốc điều hành của Google, Lư Khai Phục, đă đăng trên mạng ngày 7/1 rằng "trà thật là đắng" và viết thêm:
"Từ nay tôi chỉ nói về Đông, Tây và Bắc; và thứ Hai tới thứ Sáu thôi."
Nói một cách khác, ông không thể nói về miền Nam và cuối tuần, một ám chỉ tới tờ báo "Tuần báo Nam Phương" đang trong cuộc giằng co về kiểm duyệt.
"Các người càng nổi giận, tôi càng nhận thấy mình đúng"
Nghệ sỹ Y Năng Tĩnh
Tương tự, chuyên gia về bất động sản Nhâm Chí Cường đă đăng trên Sina Weibo: "Nhận được cú điện thoại vào nửa đêm, mời đi uống trà".
Trước khi được mời đi uống trà cả ba người đă đăng những b́nh luận ủng hộ cho nhân viên của tờ Nam Phương tuần báo trong thời gian diễn ra sự kiện này.
Trong ngôn ngữ chính trị Trung Quốc, "được mời đi uống trà" đă trở thành cách nói chệch đi để ám chỉ việc bị an ninh lôi đi tra vấn.
Lời mời khó từ chối thường là một cú điện thoại và tiếng gơ cửa.
Những người được mời bao gồm từ người nổi tiếng đă lên tiếng nói lên quan điểm mạnh mẽ của ḿnh về một đề tài có tính thời sự nào đó tới những nhân vật bất đồng chính kiến hoặc giới trẻ bày tỏ bạo dạn khi viết và nhắn tin trên Internet.
Cuộc thẩm vấn thường kéo dài vài tiếng đồng hồ - người ta có thể uống trà tại buổi thẩm vấn hoặc không ai đụng tới tách chén gì cả.
Các cán bộ ngành an ninh sẽ hỏi về những hành vi của bạn và cảnh báo phải chấm dứt nếu không sẽ chịu hậu quả.
Mức độ sách nhiễu
Vậy từ khi nào việc uống trà đă có truyền thống từ hàng thế kỷ mang tính chất mờ ám như vậy?
Không ai có thể nói được chính xác khi nào. Sau cuộc đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, một số nhà trí thức được mời như vậy.
Nhưng việc này được nhiều người biết đến khi internet được sử dụng rộng răi và người ta công khai nói về những trải nghiệm của ḿnh trên mạng xă hội.
Trong cuốn sách xuất bản năm 2012 mang tựa đề "Đối mặt với công an" do hai tác giả viết, bà Hoa Trạch, một nhà báo và người làm phim tài liệu, và Giáo sư Từ Hữu Ngư, một học giả chính trị nối tiếng, đă tập hợp 21 nhân chứng, trong đó có các nhà hoạt động nhân quyền và các "công dân mạng". Tất cả những người này "được mời đi uống trà" vàd bị những h́nh thức sách nhiễm chính trị khác nhau.
Những biện pháp mà họ nhắc tới bao gồm:
- Theo dơi tại gia: nhân viên an ninh 'đóng chốt' bên ngoài tư gia của một người nào đó và đi theo khi họ đi ra ngoài.
- Quản thúc tại gia: một người bị lưu giữ trong nhà ḿnh, có thể hoặc không thể lên mạng hay liên lạc với bạn bè.
- Bắt cóc: đây là h́nh thức đe dọa nghiêm trọng nhất, khi những người không rơ danh tính dùng vũ lực đưa một người bất đồng chính kiến tới một nơi để thẩm vấn, tra tấn và thực sự đe dọa.
Vụ Nam Phương Tuần báo gây ra tranh căi, phản đối - và một số người đă được công an mời trà
Cả hai tác giả đều từng trải qua một vài h́nh thức sách nhiễu như vậy. Bà Hoa Trạch được "mời đi uống trà" sau khi đăng một vài bài báo trên mạng năm 2010 động chạm tới đôi chuyện vấn đề chính trị.
Bảy cảnh sát tới nhà bà và yêu cầu bà đi với họ. Họ lái xe đưa bà tới một đồn cảnh sát gần đấy.
Cuộc tṛ chuyện khá lịch sự, bà nhớ lại. Họ hỏi bà có phải những bài báo đó là do bà viết, bà đă có liên hệ với những ai, và nếu có ai yêu cầu bà viết những câu nói đó hay không.
Bà Hoa Trạch cảm thấy cảnh sát không quan tâm tới việc kiểm chứng xác minh rằng bà đă viết những bài đó mà thay vào đó họ muốn t́m hiểu xem những bài viết đó được h́nh thành như thế nào và nếu bà có tham gia tổ chức hoạt động ǵ không.
Sau lần đó bà Hoa Trạch hiểu rằng bà bị theo dơi không ngừng, điện thoại của bà nghe lén và máy tính cũng như các hoạt động của bà đều bị theo dơi. Bà cho biết có những người đă trở thành bị ám ảnh sau khi bị theo dơi như vậy.
Bà Hoa Trạch tin rằng đó chính là những ǵ giới chức trách muốn đạt được - nhồi nhét nỗi sợ hăi vào người dân để chính tự họ từ bỏ các hoạt động của ḿnh.
Ngoài chuyện "uống trà", những người bất đồng chính kiến c̣n được biết đă "bị mời" đi nghỉ ở ngoài thủ đô Bắc Kinh trước các dịp lễ kỷ niệm quan trọng, các hội nghị hay chuyến thăm cấp nhà nước.
Chi phí cho các hoạt động như thế hoàn toàn do nhà nước lo, và tin tức cũng nói Trung Quốc có ngân sách lên tới trên 700 tỷ nhân dân tệ (khoảng 110 tỷ đôla Mỹ) trong năm 2012 "để duy tŕ ổn định và xã hội hài ḥa".