Với những người bình thường, rắn hổ mang bành là nỗi khiếp sợ. Tuy nhiên, với những người dân ở xã Bạch Lưu, Sông Lô, Vĩnh Phúc, rắn hổ mang bành lại là... con cưng. Đơn giản vì nghề nuôi rắn hổ mang bành mang lại nguồn tài chính rất lớn cho nhiều hộ dân ở đây.
Rắn hổ mang bành được người nuôi rắn ở Bạch Lưu bắt bằng tay không...
Mỗi hộ dân có nuôi rắn hổ mang bành ở Bạch Lưu đều có trong nhà ít nhất vài trăm con rắn. Cả xã có hơn 600 hộ thì có đến 1/3 làm nghề nuôi rắn hổ mang bành. Một số ít hộ còn nuôi cả rắn hổ trâu và nhiều loại rắn khác - Ảnh: VNN.
Một con rắn hồ mang bành đang lột da trong những ngày đông giá lạnh. Mỗi con rắn hổ mang bành có trọng lượng lên đến 3 - 4kg này nếu sổng ra sẽ là mối nguy hiểm cực lớn với người dân. Mỗi quả trứng rắn có giá bán lên đến 270.000 đồng - 300.000 đồng.
Tuy nhiên, với những người chuyên nuôi rắn hổ mang bành ở Bạch Lưu thì "tử thần" lại chính là thần tài "cõng tiền" về nhà. Trong ảnh là chuồng rắn hổ mang bành vài trăm con của ông Hà Văn Chữ, một trong những hộ nuôi nhiều rắn hổ mang bành ở Bạch Lưu, sông Lô, Vĩnh Phúc.
Chỉ với những dụng cụ đơn giản thế này, ông Chữ có thể bắt rắn hổ mang bành lên... chơi như bình thường.
Chồng bát đĩa để cho "tử thần" ăn. Thức ăn của rắn hổ mang bành chủ yếu là cóc. Vào mùa rét như hiện nay, rắn hổ mang bành tạm thời "tuyệt thực". Chủ yếu thời gian này rắn hổ mang bành không ăn nhiều mà nằm trong hang tránh rét.
Với những con rắn hổ mang bành dữ tợn với cái đầu cứng như đá thi thoảng vẫn húc tung cả nắp chuồng bằng gỗ nên những người nuôi rắn ở Bạch Lưu lúc nào cũng đề cao cảnh giác.
Xác một con rắn hổ mang bành đã lột
Các chuồng rắn được đậy bằng các miếng thùng các tông để tránh rét và đồng thời cũng làm giảm độ kích động cho rắn trước ảnh đèn.
"Đồ nghề" thuần hóa rắn của những người nuôi rắn ở Bạch Lưu
Hiện nay, những người dân ở Bạch Lưu chủ yếu nuôi rắn từ khi mới nở trứng để tránh những xung đột với các con rắn lạ và tiện cho việc chăm sóc, vệ sinh hơn.