Liệu bạn có thể không lao đến ôm ấp hay reo lên vui sướng khi nhìn thấy một chú chó, mèo đáng yêu...
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng: rất nhiều người đã từng hét ầm lên, lao vào vuốt ve khi nhìn thấy chú chó đáng yêu hay bẹo má một đứa bé đáng yêu.
Trong các tình huống như vậy, mọi người không chỉ diễn tả bằng lời nói với những ham muốn tích cực như "Tôi muốn làm gì đó..." mà họ sẽ lao vào hành động luôn.
Tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nhân cách và Tâm lý Xã hội, các nhà nghiên cứu đã đưa ra thống kê: lượng người xem hình ảnh đáng yêu nhiều hơn là số người xem dạng ảnh cười hay ảnh mang tính trung lập.
Nhà nghiên cứu Rebecca Dyer, sinh viên tốt nghiệp khoa Tâm lý học Đại học Yale (Mỹ) cho rằng, "Phản ứng tích cực trước một điều gì đó dễ thương gần như là một hành động mất kiểm soát".
Dyer và các đồng nghiệp đã nhờ 109 người tham gia cuộc khảo sát trực tuyến. Những người này sẽ được xem ảnh dễ thương là hình chú chó con lông tơ, ảnh động vật hài hước là hình chú chó đang thò đầu ngó nghiêng cửa sổ xe hơi và ảnh trung tính là chú chó với biểu hiện mặt nghiêm trọng.
Những người tham gia khi xem những bức ảnh dễ thương và hài hước, họ cảm thấy như bị mất kiểm soát và nói rằng muốn "bóp một cái gì đó". Sự mất kiểm soát này càng mạnh mẽ hơn khi độ dễ thương mà họ nhìn thấy tăng cao.
Tuy nhiên, những kết quả này chỉ đơn thuần là một biểu hiện bằng lời nói. Vì vậy, Dyer và các đồng nghiệp đã yêu cầu 90 tình nguyện viên nam, nữ đi vào một phòng thí nghiệm tâm lý học và xem các loài động vật trình diễn ở các mức dễ thương, hài hước và trung lập.
Dyer và các đồng nghiệp muốn biết cụ thể phản ứng của mọi người như thế nào khi thấy các động vật dễ thương nên đã phát cho họ chiếc túi có bong bóng để bấm. Kết quả là, khi xem hình ảnh dễ thương, họ bấm vỡ 120 bong bóng, 80 bong bóng cho buổi trình diễn hài hước và 100 ở phần trung tính.
Dyer và các cộng sự chưa lý giải được hết tại sao sự dễ thương lại kích hoạt lại làm họ "phát cuồng" đến vậy. Nhưng cảm xúc nhiều khi đưa ra những phản ứng tiêu cực. Ví dụ như khi được xứng danh hoa hậu và nhận vương miện, cô hoa hậu đó đã khóc vì vui sướng. Mức độ cảm xúc đã dâng cao và áp đảo hành vi của cô hoa hậu đó.
Dyer cho biết thêm: "Chúng ta khó có thể kiểm soát hoàn toàn cảm xúc mà chỉ là điều tiết chúng ở mức độ nào mà thôi".
(Nguồn tham khảo: Livescience)
theo Mask