Đa số người ngoại quốc ở các vùng trung tâm nước Đức đều là người Việt Nam. Họ kinh doanh, học tập và sinh sống, cố gắng hoàn thiện ḿnh, nhưng việc nhập cư vẫn c̣n nhiều trở ngại. Tại sao?
Thế hệ người Việt trẻ tại Đức thành đạt trong học tập. Ảnh: MDR.
Đến đây để rồi ở lại sinh sống và làm việc, họ là những tinh hoa của đất nước. Những thanh niên Việt Nam vào thập kỷ 70 và 80 được cử sang Đông Đức du học. Họ đă hoàn thành tốt khoá đào tạo và họ đă đạt được những thành quả xuất sắc. Như một phần thưởng, họ có thể ở lại để tiếp tục học tập nghiên cứu ở Đông Đức, hoặc làm việc.
Người Việt ḥa nhập
Nh́n chung, trong những năm qua có khoảng 100.000 Việt đă nhập cư vào Đức. Và rồi những người muốn ở lại cư trú tại Đức ngày càng tăng. Nếu như muốn ở lại chỉ khi họ có thể chứng minh rằng ḿnh có một căn hộ, một công việc ổn định và không phụ thuộc vào trợ cấp xă hội. Vài năm sau, họ có thể dần đón người thân sang Đức, đoàn tụ.
“Tôi nghĩ rằng, từ thích ứng đối với người Việt chúng tôi đó không phải là một từ tiêu cực. Nó có nghĩa là chấp nhận những sự khác biệt ban đầu một cách không vấn đề. V́ vậy, có thể nói rằng con người Việt Nam rất ḥa hợp và họ yêu thương cuộc sống hoà nhập,“ bà Phung Hang Thanh, chủ tịch Hội người Việt Nam tại Dresden giải thích.
Bà cũng cho biết người Việt có một truyền thống giáo dục tốt và họ muốn ḿnh là một thành phần không thể thiếu trong xă hội của Đức. Cha mẹ Việt Nam luôn khuyến khích con em ḿnh chăm chỉ học tập ở trường
"Họ kỳ vọng rất cao ở con em ḿnh. Điều này được tiếp bước bởi truyền thống nhưng cũng có thể, họ đầu tư nhiều hơn trong tương lai của con em thông qua giáo dục,“ bà nói tiếp.
Tín hiệu tốt cho nước Đức
Cũng có thể, do nhiều bậc cha mẹ trước đó không có được điều kiện học tập tốt nên bây giờ họ cố gắng để cho con cái họ có cuộc sống tốt hơn. Theo đánh giá của các nhà cầm quyền Đức, đây là một xu hướng tốt cho chính nước Đức.
“Những người Việt Nam đang sống ở đất nước chúng tôi họ thành công trong công việc và những học sinh Việt Nam đều đứng đầu trong lớp về kết quả học tập. Những học sinh Đức có thể lấy học sinh của Việt Nam làm gương và noi theo,“ Martin Gillo, chủ tịch ban người nước ngoài của bang Sachsen cho biết. Tại đây, người Việt chiếm đến 9% toàn bộ người nhập cư.
Tuy vậy, thế hệ thứ hai tại Đức vẫn không ngừng phát triển và hoàn thiện, không coi thành công ở Đức là đỉnh cao. Theo bà Phung chủ tịch Hội người Việt Nam tại Dresden, các thanh niên này đang có xu hướng đi du học tại Mỹ và Anh, nơi mà có nền giáo dục văn minh và hiện đại hơn.
Người Việt tại Đức c̣n tiến xa hơn nữa. Ảnh: MDR.
Trần Thùy – vietinfo.eu
mdr.de